Trước sự biến động, loạn lạc của thiên hạ trong những năm cuối thời nhà Đông Hán, vô số anh hùng, hào kiệt đã xuất hiện. Trong đó, có nhiều mãnh tướng tài giỏi vô cùng thiện chiến, trở thành nỗi ám ảnh trên chiến trường Tam Quốc như Lã Bố, Trương Phi...
Trương Phi là một danh tướng của nhà Thục Hán. Không chỉ có sức địch vạn người, Trương Phi còn được mô tả là vị tướng văn võ song toàn, thậm chí còn có tài thư pháp.
Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Trương Phi từng không ít lần ghi dấu ấn về khả năng chiến đấu cũng như sức mạnh trên chiến trường.
Đơn cử như Trương Phi từng ép lui đại quân của Tào Tháo trong khi giao tranh tại Đương Dương – Trường Bản năm 208. Lúc bấy giờ, trước sự tấn công của Tào Tháo, phía Lưu Bị thất bại, tháo chạy mỗi người một nơi. Trước khi tháo chạy, Lưu Bị đã sai Trương Phi mang theo 20 kỵ binh đi ngăn cản quân Tào đang truy đuổi. Sau khi đợi Lưu Bị cùng những người khác kịp sang sông, Trương Phi chặn hậu ở đầu cầu Trường Bản để ngăn chặn quân Tào.
Khi quân Tào đuổi đến nơi, Trương Phi một mình cầm xà mâu đứng trên đầu cầu hét lớn khiến quân Tào không dám tiến lên giao chiến do lo ngại có kế khác. Cuối cùng quân Tào phải lui binh.
Khi nhắc đến những võ tướng tài danh nhất trong Tam Quốc, người đương thời vẫn thường lưu truyền câu nói: "Một Lã hai Triệu ba Điển Vi, bốn Quan năm Mã sáu Trương Phi".
Câu nói này cũng phần nào nói lên vị trí mãnh tướng số 1 trong Tam Quốc, đó là Lã Bố. Tuy nhiên, trong số 5 mãnh tướng còn lại, duy chỉ có Trương Phi là người liều lĩnh nhất, thậm chí dám mắng chửi và khiêu khích đệ nhất võ tướng như Lã Bố.
Nhìn vào thứ hạng trên, có thể thấy khoảng cách giữa Trương Phi và Lã Bố thực ra không hề nhỏ. Vậy, tại sao Trương Phi lại dám thách đấu với Lã Bố trong trận Hồ Lao Quan?
Không thể xem nhẹ tài năng và võ lực của Trương Phi. Theo Tam Quốc diễn nghĩa, khi chém Nhan Lương, Quan Vũ cũng từng nói với Tào Tháo rằng, bản thân mình chưa thấm vào đâu, thay vào đó người em là Trương Dực Đức (tức Trương Phi) còn có thể ở trong đám quân trăm vạn người mà có thể lấy đầu thượng tướng dễ như lấy vật gì trong túi.
Điều này cho thấy Quan Vũ đánh giá rất cao võ lực của Trương Phi.
Cần phải nhắc lại rằng, trước khi giao đấu ở Hổ Lao Quan, Lã Bố đã là "chiến thần" nổi tiếng khắp nơi với sức mạnh cùng khả năng chiến đấu khiến kẻ địch khiếp sợ. Trong khi lúc đó, Trương Phi chỉ đi theo Lưu Bị không mấy tiếng tăm.
Trận Hổ Lao Quan diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến giữa Đổng Trác và liên minh 18 lộ chư hầu do Viên Thiệu đứng đầu.
Trong khi Lã Bố thúc ngựa Xích Thố gần đuổi kịp Công Tôn Toản thì Trương Phi bất ngờ quát lớn mắng chửi Lã Bố là "gia nô ba họ". Bấy giờ Lã Bố quay sang đánh nhau với Trương Phi.
Câu mắng chửi đầy khiêu khích này thực sự đã thách thức được Lã Bố. Đây là lần đầu tiên Trương Phi đơn đả độc đấu với Lã Bố. Theo Tam Quốc diễn nghĩa, Trương Phi hăng hái đánh Lã Bố. Tuy nhiên, hai người đánh được hơn 50 hiệp mà vẫn chưa phân thắng bại. Quan Vũ khi đó đứng ngoài thấy thế liền cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao đến đánh cùng. Cả hai cùng đánh tiếp được 30 hiệp nữa nhưng vẫn không hạ được Lã Bố. Bấy giờ Lưu Bị cầm đôi gươm thúc ngựa chạy vào để đánh giúp. Sau đó Lã Bố vẫn phá được vòng vây và chạy thoát.
Điều này rõ ràng có thể thấy rằng khả năng chiến đấu tuyệt vời của Lã Bố quả không hổ danh là "chiến thần" trong Tam Quốc.
Nguyên nhân Trương Phi rất khó thắng Lã Bố là gì?
Nhìn vào trận Hổ Lao Quan, có thể thấy rằng kết quả đơn đả độc đấu giữa Trương Phi và Lã Bố vẫn chưa có đáp án cuối cùng.
Đương nhiên, nếu xét về võ lực và sự dũng mãnh, cả Lã Bố và Trương Phi đều vô cùng vượt trội. Nếu trận đơn đấu của cả hai cứ kéo dài thì vài trăm hiệp đầu khó mà phân được thắng bại. Tuy nhiên, Trương Phi dù dũng mãnh, liều lĩnh nhưng cũng rất khó thắng Lã Bố vì 2 thứ này. Đó là vũ khí và ngựa chiến.
Lã Bố nổi danh khắp Tam Quốc khi sở hữu hai báu vật hiếm có trên đời, đó là ngựa Xích Thố và 'thần khí' Phương Thiên Họa Kích có khả năng gây sát thương rất lớn.
Thứ nhất, Phương Thiên Họa Kích vốn là thứ vũ khí khó sử dụng, nhưng nếu biết cách dùng thì lại có thể phát huy uy lực rất lớn. Lã Bố lại là người sử dụng Phương Thiên Họa Kích rất thành thạo và cũng chính là người góp phần làm nên tên tuổi của vũ khí này.
Thứ hai, Lữ Bố sở hữu đệ nhất chiến mã lúc bấy giờ. Đó là ngựa Xích Thố. Nhắc đến Lã Bố, người đương thời thường dùng câu: "Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố" (tạm dịch: Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố). Câu nói này nhằm ca ngợi hai "cực phẩm" hiếm có trong Tam Quốc, đó là 'chiến thần' Lã Bố và ngựa quý là Xích Thố.
Xích Thố được coi là một trong những con ngựa chiến nổi tiếng nhất trong Tam Quốc diễn nghĩa. Xích Thố được mô tả là toàn thân có màu đỏ, không có sợi lông tạp, ngày có thể đi ngàn dặm, dễ dàng trèo non vượt suối.
Tốc độ của Xích Thố trên chiến trường cũng khiến kẻ địch khiếp sợ khi nó có thể phi với tốc độ rất nhanh. Kết hợp với sức mạnh của Lã Bố, mảnh ghép hoàn hảo Xích Thố thực sự khiến hình tượng của mãnh tướng này trên chiến trường trở nên vô cùng dũng mãnh.
Chính bởi vậy, nếu như tiếp tục giao chiến kéo dài, cho dù sức lực của Trương Phi giao đấu được với Lã Bố thì vũ khí và ngựa chiến khi đó cũng khó lòng chống chịu nổi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.