Những ngày này, nhân dân huyện Nam Đàn nói riêng và nhân dân tỉnh Nghệ An nói chung đang nô nức thi đua lập thành tích chào mừng nhân kỷ niệm 129 năm Ngày sinh của Bác Hồ (19/5/1890- 19/5/2019). Dù thời tiết nắng nóng, nhưng hàng nghìn người dân khắp mọi miền Tổ quốc và du khách nước ngoài đã cùng nhau tìm về quê nội và quê ngoại Bác Hồ để tỏ lòng thành kính và tri ân những công lao to lớn của Người đối với Tổ quốc và dân tộc.
Ngôi nhà đơn sơ nơi lưu lại nhiều kỷ niệm thời thơ ấu của Bác Hồ. Ảnh: CT
Tại quê Bác, từ sáng sớm, PV Dân Việt chứng kiến nhiều cụ già râu tóc bạc phơ được con cháu dìu đi, những đoàn cựu chiến binh, thanh niên xung phong cho đến các cháu nhỏ thiếu niên nhi đồng.... Tất cả mọi người đều chăm chú thành kính lắng nghe những câu chuyện kể về tình cảm cao cả, sâu nặng của Người đối với quê hương, đất nước từ giọng kể truyền cảm sâu lắng, mang đậm chất gióng xứ Nghệ thân thương của những nữ thuyết minh viên tại Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên. Nhiều người khi nghe những câu chuyện đó không kìm nổi lòng mình, nghẹn ngào bật khóc...
Các cháu thiếu nhi được cô giáo dân đi thăm quê Bác. Ảnh: CT
Giữa cái đổi thay của cuộc sống thì ngôi làng nhỏ Kim Liên vẫn giữ được nét cổ xưa, mộc mạc, yên bình, gần gủi như chính những con người nơi đây, với những con đường làng quanh co, hai bên bờ là những vườn hoa đủ màu sắc, đua nhau tỏa hương thơm. Mái nhà 3 gian đơn sơ của làng Hoàng Trù (quê ngoại Bác Hồ) là nới cất tiếng khóc chào đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kiệt xuất, chiếc võng đung đưa ở căn nhà, nơi tuổi ấu thơ Bác Hồ thường nằm nghe tiếng ru à ơi của mẹ và những câu chuyện cổ tích.
"Một sáng tháng 5 đầu hè, đúng vào mùa sen nở, khi hương sen ngào ngạt, Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời trong vòng tay yêu thương của ngoại và ngoại đã đặt tên cho Bác là Nguyễn Sinh Cung... Quê mẹ Hoàng Trù là cái nôi đã góp phần hình thành, bồi đắp tuổi thơ và nhân cách cao thương của Bác...", thuyết minh viên trên Khu di tích Kim Liên xúc động kể về lúc Bác lúc sinh thành.
Quê nội Bác Hồ nơi đón tiếp hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến thăm quan. Ản: CT
Làng Sen (quê nội Bác) tuy không phải là nơi Bác cất tiếng khóc chào đời, nhưng lại ghi dấu ấn suốt những năm tháng ấu thơ của Bác, là nơi nuôi dưỡng vui đắp những cảm xúc đầu tiên về lòng yêu nước của Người. Ngôi nhà lá năm gian là ngôi nhà tình nghĩa của bà con làng Sen quyên góp dựng nên để mừng ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng vào năm 1901. Lúc này, mẹ Bác đã qua đời nên gian chính của căn nhà đã được ông Nguyễn Sinh Sắc dùng để thờ bà Hoàng Thị Loan, cùng như đọc sách, tiếp khách. Các gian nhà khác dùng để nghỉ ngơi...
Các cụ già và cháu nhỏ lắng nghe thuyết minh viên kể về cuộc đời của Bác Hồ. Ảnh: CT
Gần nữa thế kỷ trôi qua, mọi kỷ vật về Bác Hồ vẫn còn nguyên vẹn. Chiếc phản gỗ để mọi người nằm ngủ, chiếc giường nhỏ xinh xắn của bà Thanh - chị Bác Hồ, chiếc rương đựng lương thực mỗi khi gặt về, chiếc tủ và những vật dụng đơn sơ vẫn còn đó... Mỗi kỷ vật, mỗi góc nhà, chái bếp, mái hiên, hàng cây râm bụp, tất cả đều thắm hồn dân tộc, gợi lên trong thâm khảm bao thế hệ con người Việt Nam nỗi xúc động nghẹn ngào, niềm tự hào thành kính về một cuộc đời, về một nhân cách vô cùng giản dị, thanh cao mà vĩ đại của Bác Hồ.
Cây cối xanh tươi trên quê hương Bác. Ảnh: CT
Đây là lần thứ mấy mà cụ Nguyễn Văn Hoan quê ở Hà Nam không nhớ nổi mỗi lần về thăm quê Bác. Lần đầu tiên khi còn học sinh, cụ đi theo đoàn của nhà trường. Từ đó đến nay, đã mấy chục năm trôi qua nhưng năm nào cụ Hoan cũng những người bạn, hoặc con cháu mình đều về quê Bác với lòng thành kính vô hạn.
"Mỗi lần về thăm quê Bác, tôi đầu thấy xúc động, bồi hồi như trở lại quê hương của mình vậy. Tôi thường xuyên kể cho con cháu nghe những câu chuyện về Bác Hồ và hôm nay tôi có trước tiếp đưa các cháu về đây. Từ đó, để con cháu hiểu được nỗi gian truân vất vả và công lao to lớn của Bác Hồ đối với Tổ quốc, dân tộc...", cụ Hoan tâm sự.
Dòng người về thăm quê Bác rất đông mỗi dịp tháng 5 đến. Ảnh: CT
Xứ Nghệ cứ đến tháng 5 hàng năm, dòng người về thăm quê Bác mỗi lúc một đông, được tự thắp nén hương thơm, dâng lên bàn thờ Bác những bông hoa sen tinh khiết tỏ lòng thành kính đối với Vị cha già dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu.
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Bảo Tuấn - Giám đốc Khu di tích Kim Liên cho biết, từ đầu năm 2019 đến giữa tháng 5.2019, đã có hơn 19.000 đoàn, gần 650.000 lượt khách tham quan Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An). Trong đó có hơn 250 đoàn khách nước ngoài, hơn 1.700 lượt khách đến từ 30 quốc tịch.
Mọi người lắng nghe những câu chuyện về Bác Hồ do thuyết minh viên trình bày. Ảnh: CT
Năm nay, gắn liền với chuỗi sự kiện hướng tới kỷ niệm 129 năm Ngày sinh của Bác Hồ (19.5.1890- 19.5.2019), 50 năm thực hiện Di chúc của Người (1959-2019) và 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ Đội Trường Sơn, Lễ hội Làng Sen năm 2019 sẽ được tổ chức quy mô toàn tỉnh, với chủ đề chính "Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh", truyền thống đấu tranh, gìn giữ và bảo vệ Tổ quốc, ca ngợi quê hương Nghệ An đổi mới hội nhập và phát triển...
Năm 1979, Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là một trong những khu du lịch trọng điểm quốc gia, một trong bốn khu di tích quan trọng bậc nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hơn 60 năm qua, Khu di tích Kim Liên đã đón hơn 40 triệu lượt khách trong và ngoài nước về tham quan. Trong đó có hơn 20 triệu lượt khách được hướng dẫn và nghe giới thiệu về những di tích, di vật gắn liền với cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh. Riêng năm 2018, Khu di tích đón hơn 1,7 triệu lượt khách. |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.