Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thanh Chương (Nghệ An) trở thành điểm “nóng” dịch tả lợn châu Phi
Thanh Chương (Nghệ An) trở thành điểm “nóng” dịch tả lợn châu Phi
Tuyên Thỏa
Thứ hai, ngày 19/04/2021 13:33 PM (GMT+7)
Tính đến nay, huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An) có 35/38 xã bị dịch tả lợn châu Phi tại 1.365 hộ, nhiễm bệnh là 3.868 con với tổng trọng lượng là hơn 280 tấn.
Sau thời gian tạm lắng, tại Nghệ An dịch tả lợn châu Phi tái phát trở lại trên địa bàn các huyện: Con Cuông, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Tương Dương… Trong đó, huyện Thanh Chương trở thành điểm "nóng" với bệnh dịch này.
Clip: Dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại ở địa bàn Nghệ An.
Công tác khoanh vùng, khống chế dịch bệnh dù được các địa phương, ngành chuyên môn triển khai nhưng dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Theo số liệu từ phòng Nông nghiệp huyện Thanh Chương cho biết, hiện nay tổng đàn lợn của huyện có khoảng 78.000 con, số lợn nhiễm bệnh 3.868 con với tổng trọng lượng là hơn 280 tấn tại 35 xã (thuộc 127 thôn, 1365 hộ).
Chị Trần Thị Đông (trú tại xóm Trung Long, xã Thanh Yên), chia sẻ: "Gia đình tôi vừa phải tiêu hủy 19 con lợn, với tổng trọng lượng là 8,8 tạ. Hiện nay tôi đang tiến hành phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột để dịch bệnh không lây lan cho đàn lợn khỏe mạnh của các hộ gia đình xung quanh.
Đợt dịch bệnh vừa rồi khiến kinh tế gia đình ảnh hưởng nặng nề, không có vốn để tiếp tục chăn nuôi. Tôi mong muốn nhà nước, các cấp, ngành sẽ có chính sách hỗ trợ chúng tôi phần nào để có thể tái đàn".
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Bùi Hữu Chương - Chủ tịch UBND xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương, cho biết: "Trước và trong khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, xã Thanh Yên đã cho người đi phun độc, khử trùng trên địa bàn xã. Chúng tôi đã chuẩn bị hơn 2 tấn vôi bột để sử dụng trong các điểm chốt, điểm tiêu hủy.
Khi tiêu hủy lợn, chúng tôi đã làm theo đúng quy trình mà Phòng Nông nghiệp huyện đã hướng dẫn như: dùng máy múc để đào hố, dùng vôi bột, hóa chất để tiêu độc, khử trùng. Trên con đường đưa lợn từ các hộ gia đình ra khu vực tiêu hủy, chúng tôi đã cho phun thuốc để tránh mầm bệnh lây lan đi các nơi khác".
Nguyên nhân dịch tái phát trên địa bàn các huyện ở Nghệ An là do các ổ dịch cũ từ năm 2020 vẫn còn tồn tại trong môi trường, công tác tiêu độc, khử trùng chưa thường xuyên, triệt để. Sau tết Nguyên đán, bà con tái đàn lợn nhưng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, tiêu độc, khử trùng… vẫn chưa thực hiện hiệu quả.
Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan ra diện rộng, UBND huyện Thanh Chương đã chỉ đạo ngành chuyên môn, UBND các xã tập trung tổ chức thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp khoanh vùng dập dịch, khống chế dịch trong diện hẹp, không để lây lan.
Lập biển báo vùng dịch, biển báo hố chôn lợn bị bệnh. Làm hố tiêu độc, khử trùng tại các tuyến đường ra, vào hộ gia đình có dịch. Cấp hóa chất, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ gia đình giáp ranh, khu vực xung quanh hộ có dịch làm tốt công tác tiêu độc, khử trùng để hạn chế lây lan mầm bệnh.
"Nguyên nhân để dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở thời điểm hiện nay là do sau tết bà con tái đàn nhiều nhưng không thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, tự ý mua các giống lợn không rõ nguồn gốc, chưa chăn nuôi tách khỏi gần khu vực sinh hoạt. Khi có dịch, người dân tự ý giết mổ. Vào mùa Xuân, độ ẩm cao mà mầm bệnh đã có sẵn trong cơ thể của lợn cho nên dịch bệnh phát tán rộng hơn" - ông Ngô Đức Quỳnh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.