Thành cổ
-
Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 nhà Nguyễn cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu
-
Di tích Vòng thành Đá trắng đã lộ diện, là một trong số ít di tích thành cổ hiếm hoi còn tồn tại ở Nam Bộ, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Niên đại của di tích vào khoảng thế kỷ XV-XVI, với nhiều đặc điểm mang đậm nét của văn hóa Champa.
-
Khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) mang giá trị văn hóa thiêng liêng và còn là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa cung đình, minh chứng bước phát triển rực rỡ của kiến trúc Việt Nam.
-
Thành cổ Châu Sa, xã Tịnh Châu cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 7km về phía Đông Bắc. Theo sử sách, thành cổ Châu Sa hay là Amaravati được người Chăm xây dựng bằng đất vào thế kỷ thứ 9. Đây là loại thành Champa bằng đất duy nhất ngày nay vẫn còn dấu tích.
-
Thành Rum trên núi Lam Thành ở xã Hưng Thành, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An được xây dựng từ hơn 400 năm trước. Thành Rum từng là một căn cứ quân sự chiến lược. Năm 1962, quần thể di tích núi Lam Thành được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Tuy nhiên, quần thể di tích này đang dần bị lãng quên.
-
Rải rác ở vùng quê Bình Định là 14 tháp Champa cổ, 4 tòa thành cổ, có nơi dân ra đồng đào được đồ cổ
Hiện nay ở tỉnh Bình Định có 14 công trình kiến trúc cổ là tháp Champa tập trung tại 8 cụm, địa danh như: Bánh Ít, Dương Long, Hưng Thạnh, Cánh Tiên, Phú Lốc, Phú Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông. Ngoài ra còn có 4 tòa thành Champa cổ gồm tòa thành Thị Nại, tòa thành Đồ Bàn, tòa thành An Thành, toàn thành Uất Trì. -
Hiện vật thu được trong đợt khai quật khảo cổ thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành) chủ yếu là vật liệu xây dựng gạch ngói có niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ XX, nằm trong các lớp đất đắp thành. Các hiện vật này sẽ được các nhà khoa học chỉnh lý, lập hồ sơ khoa học và bàn giao cho Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh...
-
Tồn tại giữa mênh mông rừng già, thành cổ Tà Kơn hội tụ những nét đẹp nguyên sơ, hùng vĩ mà thiên nhiên ban tặng cho xã vùng cao Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định).
-
Từ tháng 11/2022 đến tháng 8/2023, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiến hành khai quật tại di tích khảo cổ học Vòng Thành Đá Trắng có tổng diện tích 3.000 mét vuông ở xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
-
Di tích khảo cổ Thành An Thổ là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong triều đại phong kiến tại đất Phú Yên. Thành được xây dựng ở bên bờ tả, hạ lưu sông Cái, vùng đất trù phú thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, cách TP Tuy Hòa 35km về phía bắc theo quốc lộ 1.