Ngoài ra, con bão số 6 còn khiến hàng ngàn hecta hoa màu bị đổ, gãy và hư hỏng… ước tính tổng thiệt hại khoảng 167 tỷ đồng.
Bão số 6 gây thiệt hại tại huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa.
Do lượng mưa lớn, kèm theo gió mạnh vào tối ngày 7.8,
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã làm cho 1 người bị thương; 14 ngôi nhà bị
sập; 753 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng nặng; hơn 7.000 ha lúa, mía và rau màu bị
gãy, đổ; 2.500m3 hệ thống bờ
bao, nuôi trồng thủy hải sản bị sạt, vỡ; gần 3km đê sông, kè đê biển, bờ biển
bị sạt lở; 703 chòi canh nuôi trồng thủy sản bị sập...
Đặc biệt, có khoảng hơn 1.000ha
nuôi ngao của người dân thuộc các xã ven biển có nguy cơ mất trắng do những
trận sóng lớn đã cuốn ngao dồn lại thành từng đống, khiến ngao bị chết hàng loạt, trong đó thiệt hại nặng nhất là huyện Hậu Lộc, tập
trung ở các xã Minh Lộc, Đa Lộc, Hải Lộc...
Ước tỉnh tổng thiệt hại mà cơn bão số 6 gây ra cho Thanh Hóa vào khoảng 167
tỷ đồng.
Bên cạnh đó, toàn hệ thống cây xanh bị gió bão
quật đổ la liệt trên các tuyến đường dọc các huyện cũng như địa bàn thành phố
Thanh Hóa, khiến cho giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn.
Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 13.000m đường dây điện bị
đứt, khiến cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá bị mất điện trên
diện rộng. Hiện ngành điện lực Thanh Hóa đang khẩn trương tiến hành kiểm tra,
khắc phục các sự cố về đường dây để kịp thời cấp điện lại phục vụ sinh hoạt cho
nhân dân trong tỉnh.
Trước tình hình thiên tai xảy ra nghiêm trọng trên
diện rộng, lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, các ngành chia
thành nhiều đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sớm ổn định
sản xuất và đời sống của nhân dân vùng ảnh hưởng của bão; kiểm tra,
rà soát tình hình công trình đê điều, hồ đập sau mưa lũ để kịp thời khắc phục
các sự cố hư hỏng; Tập trung sửa chữa, vệ sinh nhà cửa, đường sá, giải phóng
ách tắc giao thông, ổn định sinh hoạt cho nhân dân; Tổ chức kiểm tra và huy
động mọi lực lượng, vật tư, phương tiện khắc vục các khu vực sạt lở, sự cố hư
hỏng về giao thông, đê điều, hồ đập, bờ bao nuôi trồng thuỷ sản. Khẩn trương
thu hoạch các diện tích ngô và hoa màu đã đến kỳ thu hoạch, đề phòng các trận
bão tiếp theo.
Do ảnh hưởng của mưa bão số 6, mực nước trên các sông
ở Thanh Hóa đang lên nhanh có khả năng lên báo động 1, báo động 2, riêng sông
Bưởi có khả năng lên mức báo động 2, báo động 3. Các huyện miền núi vẫn cần đề
phòng lũ quét, sạt lở đất.
Trước tình hình mưa bão, các lực lượng chức năng đã
liên tục tiến hành tuần tra trên khu vực đê biển cũng như các trọng điểm xung
yếu để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra. Sở Công thương đã dự
trữ 577 tấn gạo, 8.675 thùng mì tôm, lương khô; gần 3.000 thùng nước uống đóng
chai; 580 tấn muối i-ốt; 25.700m2 vải bạt; gần 2.000 lít xăng, dầu hoả, dầu
diezel... cùng một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ cho nhân dân các huyện
miền núi và vùng thường xảy ra thiên tai.
Trước đó, khoảng 14h50’ ngày 7.8, chiếc sà lan SG6289,
trọng tải 1.820 tấn cùng 3 lao động đang neo đậu ở cảng Nghi Sơn bị gió bão làm
đứt dây neo và trôi dạt về phía Nam. Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã
phối hợp với lực lượng Biên phòng tỉnh Nghệ An và các lực lượng chức năng đã
đưa 3 lao động vào bờ.
>>Cận cảnh nhà tốc mái, cây đổ chắn ngang đường tại Thanh Hóa<<
Ngoài ra, tàu An Bình 126 của Công ty Hoàng Sơn trọng
tải 2.000 tấn trên đường ra phía Bắc lấy hàng, đã bị mắc cạn cách bờ biển Hoằng
Thanh 2 hải lý. Các lực lượng chức năng để đưa 8 thuyền viên vào bờ. Sau bão, toàn bộ thuyền viên và tàu An
Bình vẫn đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Hoài Thu-Hồng Đức (Hoài Thu-Hồng Đức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.