Thanh Hóa: Không phải gà Đông Tảo, gà Hồ, hay gà Tiên Yên, loại gà này mới khiến dân tình lùng mua ráo riết

Hoài Thu Thứ hai, ngày 17/01/2022 19:10 PM (GMT+7)
Mặc dù còn gần nửa tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhưng gà rừng thịt của gia đình anh Lê Đỗ Chinh (phường Đông Cương, TP Thanh Hóa) hiện đã "cháy hàng". Mỗi cặp gà rừng được anh Chinh bán với giá từ 1,6 – 3 triệu đồng, cao gấp nhiều lần gà thường nhưng vẫn rất hút khách.
Bình luận 0

Nhiều năm trở lại đây, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang chuyển sang xu hướng chọn mua các mặt hàng đặc sản để sử dụng trong dịp lễ, Tết. Vì vậy, đây cũng là thời điểm người chăn nuôi các con vật đặc sản tiêu thụ sản phẩm dễ dàng với giá cao, lợi nhuận lớn.

Thanh Hóa: Giống gà quý bán với giá vài triệu đồng/cặp vẫn "cháy hàng" dịp Tết - Ảnh 1.

Dù chưa đến Tết nhưng mặt hàng gà rừng thịt của gia đình anh Lê Đỗ Chinh (phường Đông Cương, TP Thanh Hóa) hiện đã "cháy hàng". Ảnh: HT

Ngoài những mặt hàng đặc sản như gà Đông Tảo hay còn gọi là gà tiến vua, mặt hàng gà rừng cũng là một trong những món hàng được nhiều người săn tìm.

Từ nhiều tháng nay, anh Lê Đỗ Chinh (SN 1990, phường Đông Cương, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã tất bật chăm sóc cho đàn gà rừng để kịp xuất bán vụ Tết.

Trước kia trang trại gà rừng của anh Chinh chủ yếu nuôi gà sinh sản và bán con giống. Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, nhận thấy nhu cầu mua gà rừng thịt và gà cảnh của khách hàng ngày càng cao nên anh đã mở rộng cung cấp ra thị trường các mặt hàng này.

Thanh Hóa: Giống gà quý bán với giá vài triệu đồng/cặp vẫn "cháy hàng" dịp Tết - Ảnh 2.

Số gà cảnh được khách đặt mua trước Tết đang đợi ngày vận chuyển đi. Ảnh: HT

Anh Chinh cho biết, năm nay ngoài số gà thịt hơn 160 con anh đã bán hết trong đợt Tết Dương lịch, mặt hàng gà thịt giờ đã "cháy hàng" thì gần 50 con gà cảnh cũng đã kín đơn đặt hàng trước Tết.

Hiện trại của anh còn hơn 2.000 gà giống các loại, những ngày gần đây, các đơn đặt hàng cũng đã tăng nhiều so với dịp trước.

Anh Chinh bày tỏ tiếc nuối vì "cung" không đủ "cầu", do đó anh cho biết năm sau gia đình anh sẽ tăng số lượng gà thịt để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân.

Thanh Hóa: Giống gà quý bán với giá vài triệu đồng/cặp vẫn "cháy hàng" dịp Tết - Ảnh 3.

Gà rừng trống trưởng thành nặng từ 1 - 1,2kg, lông ngũ sắc, con mái có bộ lông nâu xỉn và kích thước nhỏ hơn. Ảnh: HT

Chia sẻ về lý do gà rừng được ưa chuộng, anh Chinh nói: "Gà rừng có vẻ bề ngoài, màu lông đẹp và có tiếng gáy thanh nên nhiều khách hàng rất thích chơi gà rừng vào dịp Tết để lấy may mắn.

Còn đối với gà thịt, so với các loại gà khác, thịt gà rừng cũng ngọt và thơm hơn nên hay được khách hàng chọn mua làm quà biếu", anh Chính chia sẻ.

Cũng theo anh Chinh, gà rừng tại trang trại của anh 100% là gà rừng tai trắng thuần chủng chứ không lai tạp với gà ri hay gà tre.

Thanh Hóa: Giống gà quý bán với giá vài triệu đồng/cặp vẫn "cháy hàng" dịp Tết - Ảnh 4.

Gà rừng có vẻ bề ngoài, màu lông đẹp và có tiếng gáy thanh nên nhiều khách hàng mua làm cảnh. Ảnh: HT

Đặc điểm đề phân biệt gà rừng thuần chủng khác với gà rừng lai tạp ở chỗ chúng thống nhất về các tính trạng sinh học qua các đời như: màu lông, màu mắt, màu tích và trọng lượng.

Một con gà rừng trống khi trưởng thành có lông đỏ ngũ sắc, mào đỏ rực, cựa dài và nặng từ 1 - 1,2kg, trong khi đó con mái có bộ lông nâu xỉn và kích thước nhỏ hơn.

Hiện tại, mỗi cặp gà giống được anh bán với giá từ 500.000 – 1 triệu đồng tùy độ tuổi, gà thịt từ 700.000 - 900.000 đồng/cặp. Đặc biệt, gà cảnh có giá bán từ 1,6 - 3 triệu đồng/cặp tùy loại, có cặp đẹp lên đến 4 triệu đồng.

Thanh Hóa: Giống gà quý bán với giá vài triệu đồng/cặp vẫn "cháy hàng" dịp Tết - Ảnh 5.

Anh Chinh cho biết, 100% gà rừng tại trang trại của anh là gà rừng tai trắng thuần chủng chứ không lai tạp với gà ri hay gà tre. Ảnh: HT

Thị trường tiêu thụ của gia đình anh Chinh rộng khắp cả nước, nhưng nhiều nhất vẫn là khu vực các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây nguyên, các đơn đặt hàng hầu hết qua hình thức online.

Vào những tháng giáp Tết, doanh thu của trại gà tăng từ 10 - 20 triệu đồng/tháng.

Nói về kỹ thuật nuôi gà rừng, anh Chinh cho biết, gà rừng là loài rất khó nuôi bởi loài gà này có đặc tính sinh trưởng khác với các giống gà khác. Mặc dù đã được nuôi nhốt tập trung và lai tạo qua nhiều đời nhưng giống gà rừng này vẫn giữ nếp sống nguyên thủy, bên cạnh đó còn rất nhát.

Thanh Hóa: Giống gà quý bán với giá vài triệu đồng/cặp vẫn "cháy hàng" dịp Tết - Ảnh 6.

Con trống trưởng thành sẽ có cựa dài. Ảnh: HT

Để hạn chế bớt bản năng hoang dã của gà rừng thì người nuôi phải tách chúng ra khỏi mẹ ngay từ khi còn nhỏ để nuôi riêng, không để gà mẹ nuôi, như vậy gà rừng sẽ hiền hơn và dễ thuần dưỡng hơn nhiều.

"Giai đoạn khó khăn nhất là từ khi gà nở ra đến 2 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, gà thường học cách thích nghi với môi trường bên ngoài và dễ sinh bệnh tật. Vì thế, cần phải chú ý để trị bệnh để tạo sức đề kháng cho gà. Sau 2,5 tháng, gà có thể xuất bán", anh Chinh cho hay.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem