"Thành phố iPhone" khổ vì Covid-19, tập đoàn công nghệ Foxconn đối mặt giông tố

Huỳnh Dũng Thứ hai, ngày 14/11/2022 09:32 AM (GMT+7)
Nhà cung cấp chính của Apple, Foxconn vừa cho biết năm 2023 có thể sẽ "đi ngang" về tăng trưởng doanh thu trong bối cảnh những bất ổn về lạm phát và đại dịch, cũng như tình hình địa chính trị và kinh tế toàn cầu.
Bình luận 0

Chủ tịch Foxconn, Young Liu cho biết, công ty của ông đang theo dõi chặt chẽ tình hình kinh tế vĩ mô, nhưng hiện tại không nhìn thấy bất kỳ cơ hội nào để tăng trưởng doanh thu ồ ạt trong năm tới.

"Trong năm tới, chúng tôi thấy trung tâm dữ liệu đám mây và các sản phẩm mạng là động lực tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng điện tử tiêu dùng nói chung và các thiết bị điện tử thông minh sẽ vẫn chậm và hơi yếu", Liu nói tại một hội nghị nhà đầu tư.

Đối với các doanh nghiệp toàn cầu hoạt động tại Trung Quốc, chiến lược ngăn chặn Covid-19 của chính phủ đã dẫn đến sự gián đoạn sản xuất và bán hàng lớn. Ảnh: @AFP.

Đối với các doanh nghiệp toàn cầu hoạt động tại Trung Quốc, chiến lược ngăn chặn Covid-19 của chính phủ đã dẫn đến sự gián đoạn sản xuất và bán hàng lớn. Ảnh: @AFP.

Nhà sản xuất hợp đồng điện tử lớn nhất thế giới cho biết doanh thu của họ trong quý cuối năm nay có thể giảm nhẹ so với cùng kỳ năm năm ngoai, do sự cố liên quan đến COVID tại nhà máy iPhone chủ chốt của họ ở Trịnh Châu, Trung Quốc, bắt đầu vào giữa tháng 10.

Liu cho biết tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty trong quý 4/2022 cũng có thể giảm do gã khổng lồ sản xuất thiết bị điện tử phải tăng gói trả lương thưởng cho công nhân nhà máy để khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng tác động của chính sách này chỉ là tạm thời.

"Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với chính quyền tỉnh Hà Nam [nơi có Trịnh Châu] và các khách hàng của chúng tôi để đưa sản xuất trở lại mức đầy đủ càng sớm càng tốt", Liu nói.

Ông nói thêm rằng sự gián đoạn này không liên quan gì đến năng lực sản xuất của Foxconn. Một nguồn tin cho biết, nhà lắp ráp iPhone đang làm việc chăm chỉ để đưa hoạt động sản xuất trở lại mức bình thường trước cuối tháng 11.

"Việc khóa cửa này có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Chúng tôi không nghĩ rằng có khả năng các đối thủ của chúng tôi sẽ giành được lợi thế trong ngắn hạn vì điều này", Liu nói khi được hỏi về việc liệu các đối thủ nhỏ hơn Pegatron và Luxshare có thể giành lấy thị phần từ Foxconn do sự gián đoạn này hay không.

"Foxconn có quy mô sản xuất lớn trên toàn cầu và chúng tôi tin rằng, chúng tôi vẫn là đối thủ cạnh tranh nhất và có vị trí tốt để đa dạng hóa về rủi ro và địa điểm".

Foxconn là nhà lắp ráp duy nhất của hai mẫu iPhone cao cấp là iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max, phần lớn được sản xuất tại nhà máy Trịnh Châu.

Tuần trước, Apple đã đưa ra một tuyên bố hiếm hoi xác nhận nhà máy Trịnh Châu của Foxconn đang bị "giảm công suất đáng kể" và cảnh báo khách hàng phải chờ đợi lâu hơn cho những chiếc iPhone cao cấp của hãng. Cùng ngày, Foxconn cho biết họ sẽ hạ triển vọng thu nhập trong quý cuối cùng của năm 2022.

Patrick Penfield, giáo sư phân tích chuỗi cung ứng tại Đại học Syracuse, nói với tờ Fortune, việc Trung Quốc tuân thủ Zero-COVID, cùng với căng thẳng thương mại Trung-Mỹ ngày càng gia tăng, khiến các doanh nghiệp ngày càng khó "chỉ dựa vào các nhà cung cấp Trung Quốc cho sản phẩm". Ảnh: @AFP.

Patrick Penfield, giáo sư phân tích chuỗi cung ứng tại Đại học Syracuse, nói với tờ Fortune, việc Trung Quốc tuân thủ Zero-COVID, cùng với căng thẳng thương mại Trung-Mỹ ngày càng gia tăng, khiến các doanh nghiệp ngày càng khó "chỉ dựa vào các nhà cung cấp Trung Quốc cho sản phẩm". Ảnh: @AFP.

Khu kinh tế sân bay Trịnh Châu, nơi đặt tổ hợp sản xuất iPhone của Foxconn, đã dỡ bỏ lệnh khóa cửa 7 ngày vào thứ tư tuần trước nhưng vẫn duy trì các biện pháp COVID nghiêm ngặt. Các trường học không được phép tổ chức các lớp học trực tiếp, và các nhà hàng không được phục vụ ăn uống tại chỗ, trong số các hạn chế khác.

Doanh thu từ tháng 7 đến tháng 9 của Foxconn đã tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức kỷ lục 1,74 nghìn tỷ Đô la Đài Loan mới (54,9 tỷ USD), trong khi lợi nhuận ròng đạt 38,75 tỷ Đài tệ, tăng 5% so với một năm trước. Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty trong quý 3/2022 là 6,16%, giảm nhẹ so với 6,3% của một năm trước đó.

Ngoài ra, Foxconn đang đặt cược lớn để biến nhà hợp đồng điện tử lớn nhất thế giới thành nhà sản xuất xe điện khả thi. Tuần trước, họ đã công bố hợp tác với quỹ tài sản có chủ quyền của Ả Rập Xê Út và cấp phép công nghệ từ BMW để chế tạo xe điện ở Ả Rập Xê Út cho người tiêu dùng ở Trung Đông và Bắc Phi. Công ty cũng đã tiết lộ hai nguyên mẫu xe điện mới và cam kết mở rộng sản xuất xe ở Thái Lan, Mỹ và Đài Loan. Nhà máy xe điện mới của họ ở Thái Lan sẽ động thổ trong tuần này và đi vào hoạt động trước cuối năm 2023.

Foxconn có mục tiêu chiếm 5% thị trường xe điện toàn cầu - theo họ hạng mục này sẽ tạo ra 1 nghìn tỷ Đài tệ doanh thu hàng năm - sớm nhất là vào năm 2025.

Cuối tháng trước, video bắt đầu lan truyền trên internet cho thấy hàng nghìn người kéo vali dọc theo các đường phố và đường cao tốc của Trịnh Châu, Trung Quốc.

Họ là những công nhân của Tập đoàn Công nghệ Foxconn - nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới - đang rời bỏ nhà máy công ty. Vài ngày sau cuộc di cư ồ ạt, Trung Quốc đã đóng cửa khu công nghiệp, nơi đặt các cơ sở ở Trịnh Châu của Foxconn, được gọi là "Thành phố iPhone". Điều đó càng khiến 200.000 công nhân của cơ sở bị cô lập, những người trước đây được yêu cầu làm việc trong một hệ thống "vòng kín" do bùng phát COVID, trong đó họ ngủ, sống và làm việc trong một khu vực được chỉ định cách ly với thế giới bên ngoài. Hệ thống khép kín khiến các công nhân của Foxconn tiếp xúc với virus và thiếu các nhu yếu phẩm cơ bản, khiến họ phải bỏ trốn.

Nhà cung cấp chính của Apple, Foxconn vừa cho biết năm 2023 có thể sẽ "đi ngang" về tăng trưởng doanh thu trong bối cảnh những bất ổn về lạm phát và đại dịch, cũng như tình hình địa chính trị và kinh tế toàn cầu. Ảnh: @AFP.

Nhà cung cấp chính của Apple, Foxconn vừa cho biết năm 2023 có thể sẽ "đi ngang" về tăng trưởng doanh thu trong bối cảnh những bất ổn về lạm phát và đại dịch, cũng như tình hình địa chính trị và kinh tế toàn cầu. Ảnh: @AFP.

Đây không phải là vụ khoá cửa đầu tiên tại nhà máy Foxconn. Các cơ sở của Foxconn trên khắp Trung Quốc đã bị ảnh hưởng sản lượng nhiều lần trong năm nay do các biện pháp khóa cửa do chính phủ thực thi và các hệ thống khép kín. Do sự gián đoạn gần đây ở Trịnh Châu, bao gồm cả việc khóa cửa và công nhân bỏ trốn trước đó, hoạt động sản xuất tại nhà máy sản xuất iPhone yêu thích của Apple đã giảm xuống mức "công suất giảm đáng kể", Apple- công ty có trụ sở tại Cupertino thừa nhận trong một ghi chú vào tuần trước.

Có thể thấy, trong gần ba năm, các công ty như Apple đã hoạt động với sự bấp bênh không biết khi nào và ở đâu sẽ xảy ra đợt khoa cửa tiếp theo - và trong bao lâu - do lối chơi "Zero Covid" nghiêm ngặt của Bắc Kinh, nhấn mạnh rủi ro phụ thuộc quá mức vào các nhà máy Trung Quốc.

Những bất ổn đó, kết hợp với căng thẳng thương mại Trung-Mỹ ngày càng gia tăng, đã khiến Apple tăng tốc tìm kiếm các trung tâm sản xuất mới. Và Ấn Đôn đã nổi lên như một kẻ chiến thắng rõ ràng, với một số nhà phân tích đặt cược rằng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang trên đà nhanh chóng trở thành một trong những nhà cung cấp được ưu ái của Apple.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem