Thay đổi kích thước công trình phòng cháy chữa cháy có phải đề nghị thẩm duyệt lại hồ sơ?

Việt Sáng Thứ bảy, ngày 21/10/2023 15:08 PM (GMT+7)
Bộ Công an trả lời bạn đọc về việc thay đổi kích thước của công trình phòng cháy chữa cháy.
Bình luận 0

Bạn đọc hỏi về phòng cháy chữa cháy

Hiện nay chúng tôi đang thi công công trình trường Trung học cơ sở đã có bản vẽ thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy.

Do đặc điểm về địa lý công trình đào sâu sẽ gặp nền đất yếu và sạt lở.

Nên các bên (bao gồm: chủ đầu tư, thiết kế, giám sát, thi công và đơn vị sử dụng) thống nhất giảm chiều cao của hồ nước phòng cháy, chữa cháy, đồng thời tăng chiều dài và chiều rộng để đảm bảo khối tích chứa nước.

Tôi muốn hỏi, việc thay đổi kích thước của hồ nước phòng cháy, chữa cháy so với bản vẽ ban đầu thì khi nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy có phải đề nghị thẩm duyệt lại hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy không?

Nếu phải thẩm duyệt lại thì cần bổ sung những gì và các bước như thế nào?

(Bạn đọc Cao Thanh Âu hỏi).

Bộ Công an trả lời:

Đối với trường hợp trên, căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, nếu bể nước chữa cháy chỉ thay đổi kích thước, không thay đổi vị trí khối tích, không làm ảnh hưởng đến một trong các nội dung quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì không phải thực hiện thẩm duyệt đối với các nội dung thay đổi, điều chỉnh.

Điểm b và điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Đối với dự án, công trình phải xem xét, đối chiếu sự phù hợp của thiết kế với các quy định hiện hành theo các nội dung sau:

Thay đổi kích thước công trình phòng cháy chữa cháy có phải đề nghị thẩm duyệt lại hồ sơ? - Ảnh 2.

Bộ Công an trả lời bạn đọc về việc thay đổi kích thước của công trình phòng cháy chữa cháy.

Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy, các tài liệu kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật và công nghệ được áp dụng để thiết kế công trình; đường giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh; hệ thống cấp nước chữa cháy; bậc chịu lửa, hạng nguy hiểm cháy nổ và bố trí công năng của công trình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy; giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; giải pháp chống tụ khói; giải pháp thoát nạn; giải pháp cứu nạn và hỗ trợ cứu nạn; phương án chống sét, chống tĩnh điện; giải pháp cấp điện cho hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan về phòng cháy và chữa cháy; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy của công trình;

Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy:

Giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện; điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan, thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra; giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác; hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ..." 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem