Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Là Chủ tịch Công đoàn, Tổ phó chuyên môn Trường THCS Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội), thầy Phùng Chí Tân là một giáo viên trẻ có nhiều đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy. Đặc biệt, với phân môn Lịch sử, (môn Lịch sử - Địa lí), các giải pháp đó đã và đang được hiện thực hóa mang lại nhiều kết quả tích cực.
Theo thầy Tân, giáo dục di sản văn hóa địa phương cho học sinh khi học tập Lịch sử là việc sử dụng di sản trong dạy học góp phần quan trọng trong việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Đây cũng là một trong những nội dung của phong trào thi đua "Trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Thầy giáo trẻ đã cùng học sinh kết nối với ban quản lí các di sản văn hóa, các nhân chứng lịch sử để khảo sát thực tế, trao đổi lấy thông tin, chụp ảnh, ghi hình làm tư liệu.
Sau đó lập danh sách và phân loại các di sản văn hóa vào hai nhóm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, tìm hiểu nghiên cứu các nguồn tư liệu khác để lựa chọn các di sản phù hợp cho bài dạy; xử lý tư liệu bằng việc sử dụng phần mềm trình chiếu 3D với công nghệ thực tế ảo, làm mô hình, vẽ tranh… để chuẩn bị cho giờ dạy tốt nhất.
Khi tiến hành các giờ dạy Lịch sử trên lớp, thầy Tân đã kết nối kiến thức với các tư liệu về di sản văn hóa ở địa phương một cách hài hòa, tích hợp với các môn học Văn học, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật…
Đồng thời sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới; đặc biệt là phương pháp tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử để khắc sâu kiến thức và giúp học sinh phát triển những phẩm chất, năng lực theo định hướng của Chương trình GDPT 2018.
Trong năm học vừa qua, thầy Phùng Chí Tân đã kết nối bài dạy thi giáo viên giỏi Thành phố với các di sản để giáo dục cho học sinh những nét đẹp văn hóa của Hoài Đức như: Thờ cúng tổ tiên, lễ hội Đình Giang Xá, anh hùng dân tộc Lý Bí, nghệ thuật quan họ và đạt giải Nhất cấp Thành phố.
Thầy Tân đã thực hiện chuyên đề cấp cụm Hoài Đức – Thanh Xuân trong phong trào “Nhà trường chung tay phát triển, nhà giáo cùng sẻ chia trách nhiệm” với mô hình tích hợp kiến thức liên môn để giáo dục di sản văn hóa ở địa phương cho học sinh như: Chùa Đại Bi, Làng tranh Kim Hoàng, lễ hội truyền thống.
"Tôi đã thực hiện dạy học trên lớp và dạy học thực địa tại di tích chùa Đại Bi với sự tham gia nghệ sĩ Đào Đình Chung giới thiệu về tranh Kim Hoàng; Hoa hậu Ngọc Hân cùng VTV24 giới thiệu về bộ sưu tập áo dài lấy nguồn cảm hứng từ dòng tranh đỏ Kim Hoàng; các người mẫu là giáo viên của trường THCS Vân Canh. Giờ dạy của tôi được Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá cao", thầy Tân nói.
Ngoài ra, thầy Tân đã cùng nhà trường tổ chức cho học sinh trải nghiệm tại Khu di tích K9, Nhà Lưu niệm Bác Hồ tại xã Vân Canh, Khu di tích Văn Miếu, Hoàng Thành Thăng Long ... để tìm hiểu kiến thức lịch sử của Thăng Long - Hà Nội nhằm nâng cao trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ, bảo tồn di sản.
Học sinh cũng được đến học tập tại Bảo tàng Dân tộc học để tiếp xúc trực tiếp với nguồn sử liệu, tự tạo cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. Đây là một không gian học tập văn hóa đặc biệt, một cách tiếp cận mới để các em tự lĩnh hội kiến thức, đồng thời phát triển toàn diện nhân cách.
Thầy Phùng Chí Tân nhấn mạnh, sáng tạo, đổi mới trong việc giáo dục di sản văn hóa địa phương đã giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn Lịch sử; có những hiểu biết sâu rộng về những di sản văn hóa của địa phương. Từ đó các em thêm tự hào, trân trọng và thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa.
Học sinh trong trường có thể tự hào giới thiệu, chia sẻ và quảng bá các di sản văn hóa của địa phương bằng Tiếng Anh với du khách và bạn bè quốc tế trong chương trình “Nét đẹp đọc sách ngày xuân”, giao lưu với các cô giáo ở Myanmar, Indonexia, nhà văn Ý Michael cùng 6 trường bạn ở Hà Nội, Hòa Bình, Nghệ An.
Cô Nguyễn Kim Dung - Hiệu trưởng Trường THCS Vân Canh cho hay, những giải pháp mà thầy Tân thực hiện đã lan tỏa đến nhiều giáo viên và trường học trên địa bàn Hà Nội. Thầy Tân tham gia đóng góp ý kiến cho chương trình bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học, viết bài nâng cao chất lượng giáo dục Lịch sử văn hóa Thăng Long - Hà Nội ở trường phổ thông do Trường ĐH Thủ đô Hà Nội tổ chức.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.