Thầy hiệu trưởng gửi thư cho học sinh duy nhất thi trượt

Chủ nhật, ngày 22/04/2018 06:45 AM (GMT+7)
“Cuộc đời còn dài ở phía trước, những năm tháng tuổi thơ rồi sẽ qua đi. Thầy mong em sống đúng với màu sắc của mình, những thứ điểm tô cho cuộc sống tươi đẹp”.
Bình luận 0

Đó là những lời động viên trong bức thư thầy Nguyễn Vương Linh - Hiệu trưởng Trường THCS Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) gửi cô học trò của mình Nguyễn Thị Thùy Dương (học sinh lớp 7D).

Tại kỳ thi kiểm định chất lượng mũi nhọn khối 6-7-8 huyện Nam Đàn, Trường THCS Kim Liên có 63 lượt học sinh dự thi.

Kết quả có 61 lượt học sinh đậu, trong đó có 6 giải Nhất, 11 giải Nhì, 17 giải Ba.

img

Thuỳ Dương và thầy trưởng phòng giáo dục huyện

Được biết, cháu Dương có hoàn cảnh rất khó khăn, bố mất sớm, mẹ lấy chồng nên em ở với bà.

Khi nhận được kết quả kỳ thi, Thùy Dương đã rất buồn khi không đạt kết quả không mong muốn.

Tuy nhiên, khi đọc được lá thư mà thầy Linh gửi, cháu đã hết sức xúc động và cảm thấy đỡ buồn hơn rất nhiều.

Năm ngoái, Thùy Dương đạt giải 3 môn Văn, tại kỳ thi kiểm định chất lượng mũi nhọn khối 6 toàn huyện Nam Đàn.

“Cháu sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bà vui. Sau này lớn lên cháu muốn được làm giáo viên dạy văn, về trường THCS Kim Liên để dạy cho các em học sinh” - Linh tâm sự.

Là người làm công tác quản lý, thầy Linh cho rằng không nên đặt nặng vấn đề thành tích, để rồi tạo áp lực cho học trò, làm ảnh hưởng đến nhiều yếu tố. Bởi vì trẻ em, ngoài việc học còn phải được vui chơi, được tham gia các hoạt động xã hội để hình thành nên con người toàn diện. Nếu chỉ chú tâm vào việc cũng không tốt.

Ở Trường THCS Kim Liên, thầy cô giáo thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động xã hội như văn nghệ, trao quà cho học sinh, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, nhà trường còn thường xuyên tổ chức nhiều chuyến tham quan đi Lăng Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột, Ngã ba Đồng Lộc, mộ Nguyễn Du... để các cháu vừa chơi, vừa học những kiến thức về lịch sử, địa lý.

Đây cũng là dịp để các cháu yêu quê hương, yêu đất nước hơn, tạo động lực để học tập tốt hơn.

Thầy Linh thường nói với giáo viên: “Nếu chúng ta làm một điều gì đó với đam mê, niềm say sưa, tinh thần tự nguyện cao sẽ đạt được kết quả cao. Việc học tập cũng vậy, phải tự tạo động lực cho các em, làm sao để các em yêu thương bố mẹ, yêu cô thầy, yêu truyền thống... để các em tự động học tập, chứ không phải học vì bố mẹ bắt ép hay vì phải đạt điểm số Nhà trường đã xây dựng mô hình cột mốc Trường Sa, để học sinh biết được Việt Nam chúng ta còn có Trường Sa, Hoàng Sa, có biển đảo, có bầu trời".

img

Thầy Linh

img

Theo thầy Linh, Bộ GD-ĐT nên đưa ra bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường nhằm hạn chế những vấn đề tiêu cực trong giáo dục. Đó là tiền đề để thầy – trò, thầy - thầy có những cách cư xử đúng mực hơn, tránh những điều đáng tiếc xảy ra, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành giáo dục.

“Những học sinh phạm lỗi, tôi sẽ mời lên phòng. Hình phạt là viết 4-5 lần một bài văn văn hay về tình cảm gia đình, tình cảm mẹ con. Từ những câu chữ đó các cháu sẽ thấu hiểu tỉnh cảm của cha mẹ từ đó ngoan ngoãn, chăm học hơn. Có nhiều lần khi đang viết phạt, các cháu đã bật khóc vì xúc động” thầy Linh chia sẻ.

Biết được hoàn cảnh khó khăn của Thùy Dương, thầy Lê Trung Sơn, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Nam Đàn đã đến trao quà cho cháu Dương, thăm và động viên tập thể giáo viên học sinh trường THCS Kim Liên nói riêng.

Thầy Sơn đánh giá cao Trường THCS Kim Liên khi đã có kết quả ấn tượng tại kỳ thi Kiểm định chất lượng mũi nhọn năm học 2017 – 2018. Ở cuộc thi này, Trường THCS Kim Liên có một sự bứt phá với 61/63 học sinh đạt giải (tỷ lệ 97%). Đây cũng là kết quả cao nhất của nhà trường từng có và dự kiến sẽ giữ vị trí dẫn đầu huyện.

Phạm Tâm - Quốc Huy (Vietnamnet)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem