Thế giới đáng lẽ có thể tránh được đại dịch Covid-19

Minh Nhật Thứ sáu, ngày 14/05/2021 07:30 AM (GMT+7)
Các nhà lãnh đạo thế giới có khả năng ngăn chặn đại dịch Covid-19 nhưng đã không làm được điều đó, Business Insider dẫn báo cáo của một Ủy ban được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hậu thuẫn cho biết.
Bình luận 0

Thế giới đáng lẽ có thể tránh được đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Đại dịch Covid-19 đã reo rắc nỗi kinh hoàng trên khắp toàn cầu.

Cụ thể, báo cáo của Ủy ban Độc lập về Chuẩn bị và Ứng phó với Đại dịch được WHO hậu thuẫn cho biết, đại dịch Covid-19, sự tàn phá của nó, bao gồm phần lớn những ca tử vong có thể đã được ngăn chặn bằng một phản ứng toàn cầu thích hợp.

Báo cáo được công bố hôm 12/5 cho biết, các nguồn lực và bí quyết để kiểm soát đại dịch như Covid-19 đã tồn tại từ lâu nhưng các nhà lãnh đạo thế giới đã không sử dụng chúng đúng cách.

Báo cáo lưu ý rằng, kinh nghiệm từ các đại dịch trước đây có thể hữu ích để ngăn chặn đại dịch Covid-19 nhưng đã không được sử dụng một cách hiệu quả.

Các hệ thống và thể chế quốc tế đã "không bảo vệ được chúng ta", Ellen Johnson Sirleaf, Chủ tịch hội đồng và là cựu Tổng thống Liberia tuyên bố.

Thế giới "lẽ ra đã tránh được thảm họa mà chúng ta đang gặp phải ngày nay" nếu các chuyên gia y tế nghiêm khắc đúc rút kinh nghiệm từ những cuộc khủng hoảng sức khỏe trước đây, ông Johnson Sirleaf nhấn mạnh.

Thế giới đáng lẽ có thể tránh được đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus

Báo cáo cũng chỉ trích WHO, nhấn mạnh rằng cơ quan này đã mất quá nhiều thời gian để tuyên bố "tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng" - một quyết định giúp thúc đẩy hành động khẩn cấp từ các chính phủ trên khắp thế giới.

Ngoài ra báo cáo cũng chỉ trích nhiều quốc gia áp dụng chính sách "chờ xem", thay vì áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách tích cực để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 suốt nhiều tháng sau khi WHO tuyên bố đại dịch Covid-19 là tình trạng khẩn cấp.

Thực tế cho thấy, các quốc gia nhận ra mối đe dọa của đại dịch từ sớm đã có các biện pháp ứng phó tốt hơn nhiều so với những quốc gia chần chừ, "chờ xem".

Các quốc gia "xem nhẹ khoa học, phủ nhận các tác động tiềm tàng của đại dịch, trì hoãn hành động toàn diện" có các biện pháp ứng phó với Covid-19 kém nhất, các chuyên gia cho biết trong báo cáo.

Trung Quốc và WHO cũng bị chỉ trích trong báo cáo vì đã chậm trễ trong việc thừa nhận SARS-CoV-2 lây lan giữa người với người ở thành phố Vũ Hán để cảnh báo thế giới về việc virus lây truyền từ người sang người, theo Financial Times.

Helen Clark, cựu Thủ tướng New Zealand nhấn mạnh, báo cáo đề ra "một sự chuyển đổi cơ bản" để những sai lầm tương tự không lặp lại.

"Nếu chúng ta không hành động để thay đổi ngay bây giờ, chúng ta sẽ không được bảo vệ khỏi mối đe dọa từ một đại dịch tiếp theo, có thể xảy ra bất cứ lúc nào", ông Sirleaf nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem