Thế kỷ tới chúng ta sẽ gặp người hành tinh khác?

Chủ nhật, ngày 02/05/2010 15:33 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trong 100 năm tới, nhờ kính thiên văn, chúng ta có thể nhìn rõ hơn về các hành tinh ngoài hệ mặt trời, kể cả các dấu hiệu cho thấy sự sống trên các hành tinh này.
Bình luận 0

Tuy nhiên, phải mất nhiều thế kỷ, trước khi chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về các sinh vật lạ ngoài trái đất.

img
Hình ảnh minh họa cho giả thuyết về một anh em song sinh với trái đất, quay quanh mặt trời, như một ngôi sao.

Nói về kế hoạch nghiên cứu sự sống ngoài trái đất, ông Schneider và các nhà nghiên cứu sinh vật vũ trụ, làm việc tại đài qua sát Paris ở Meudon, Pháp cho biết “Trong vòng 15 đến 25 năm tới, sẽ có hai thế hệ thực hiện nhiệm vụ phân tích các hành tinh bên ngoài trái đất một cách chi tiết hơn. Thế hệ đầu sẽ đo vầng Nhật quang (ánh sáng phát ra trực tiếp từ một ngôi sao giống như mặt trời của hành tinh chúng ta) đế phục vụ cho việc nghiên cứu các hành tinh khổng lồ và các siêu trái đất gần đó. Thế hệ thứ hai sẽ dùng các thiết bị hiện đại hơn phân tích ánh sáng phản xạ từ các hành tinh, để đo độ lớn của hành tinh và bầu khí quyển trên bề mặt hành tinh đó”.

Những hình ảnh này sẽ cho chúng ta thấy chi tiết về những đám mây, đại dương, lục địa và thậm chí những dấu hiệu của rừng hoặc thảo nguyên. Theo dõi lâu dài có thể biết thêm về sự thay đổi theo mùa và sự vận động của núi lửa. Bằng việc sử dụng các thiết bị truy tìm các bước sóng của ánh sáng hồng ngoại kết hợp với carbon dioxide, có thể cho chúng ta biết thêm về bầu khí quyển của hành tinh này.

Nhiệm vụ này đòi hỏi phải dùng đến dàn kính thiên văn lớn. Để chụp được hình ảnh 100 pixel của một hành tinh lớn gấp hai lần trái đất, cách trái đất 16,3 năm ánh sáng sẽ phải cần đến dàn kính thiên văn lớn hơn 69 km. Trong tương lai sẽ tiếp tục tìm kiếm các hành tinh có sự sống ở khoảng cách xa hơn 50 parsecs (tương đương 163 năm ánh sáng) hoặc sẽ nghiên cứu sâu hơn những hành tinh được cho là có dấu hiệu của sự sống.

img
Hệ thống Alpha Centauri - hệ thống các ngôi sao gần mặt trời nhất.

Alpha Centauri A, còn được gọi là Rigil Kentaurus, là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Centaurus và là ngôi sao thứ tư sáng nhất trong bầu trời đêm. Alpha Centauri A là ngôi sao giống như Mặt trời. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng quay quanh nó có các hành tinh tồn tại sự sống.

Tuy nhiên, nếu giả thuyết này là đúng, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại, có một kính thiên văn đủ độ lớn để chụp được hình ảnh của hành tinh này thì cũng mất nhiều thế kỷ trước khi nhân loại có thể có được hình ảnh của người ngoài trái đất.

Tất nhiên, luôn có một cơ hội để chúng ta nhìn thấy người hành tinh khác, nếu họ đến thăm trái đất. Tuy nhiên, đó là một sự kiện không chắc sẽ xảy ra.

Theo ông Alan Boss, một nhà nghiên cứu sinh vật vũ trụ, làm việc tại Viện nghiên cứu Carnegie của Washington: “Loài người không phải lo lắng về việc những người hành tinh khác sẽ đến xâm chiếm trái đất. Việc du lịch không gian của các sinh vật lạ là khoa học viễn tưởng, không thực tế”.

(Theo Astrobio) 
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem