Thêm một phát hiện mới về bài thơ "Trường huyện" của thi sĩ Nguyễn Bính

Khánh Yến Thứ tư, ngày 04/08/2021 10:40 AM (GMT+7)
Nhà nghiên cứu lịch sử Phạm Xuân Cần vừa qua đã cung cấp bản in bài thơ "Trường huyện" trong tập thơ "Hương cố nhân" của thi sĩ Nguyễn Bính xuất bản vào năm 1941 với những phát hiện độc đáo.
Bình luận 0

Mới đây, giới văn chương xôn xao với một phát hiện mới về bài thơ "Trường huyện" của thi sĩ Nguyễn Bính. Theo đó, nhà văn Triệu Xuân chia sẻ bản ghi chép của ông Đoàn Ngọc Châu, theo những gì ông nhớ được từ năm 1976, khẳng định tác phẩm này thực tế có tới 7 khổ thơ, 28 câu, chứ không chỉ có 3 khổ thơ, 12 câu như các sách in ấn hiện hành. Tác giả bài viết cũng khẳng định bài thơ 7 khổ đầy đủ ý tứ và cung bậc tình cảm hơn so với bản đã bị cắt gọt.

img
img

Bài thơ "Trường huyện" được in trong tập "Hương cố nhân" của thi sĩ Nguyễn Bính xuất bản vào năm 1941. (Ảnh: NVCC)

Sau khi nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu, con gái của thi sĩ Nguyễn Bính khẳng định bài thơ "Trường huyện" bao gồm 3 khổ do chính cha bà lựa chọn và biên tập khi còn sinh thời, mới đây, nhà nghiên cứu lịch sử Phạm Xuân Cần tiếp tục bổ sung một số phát hiện mới.

Chia sẻ với PV Dân Việt, ông cho biết: "Khi tra cứu trong Thư viện quốc gia Pháp, tôi phát hiện bài thơ này đã từng in trong cuốn "Hương cố nhân", xuất bản năm 1941, nhưng nhan đề là "Bươm bướm ngày xưa". Và thật thú vị, bài thơ chỉ có ba khổ như bản in thịnh hành hiện nay. Nội dung chỉ khác biệt ở hai chữ "vương phấn" thay vì là "vương vấn" trong các bản in mới, trong câu thơ "lá sen vương phấn hương sen ngát". Chính bởi vậy, tôi đã thông tin để mọi người cùng tham khảo".

Thêm một phát hiện mới về bài thơ "Trường huyện" của thi sĩ Nguyễn Bính  - Ảnh 2.

Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Cần. (Ảnh: NVCC)

Nói về việc nên lựa chọn bản 3 khổ hay 7 khổ, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Cần cho rằng: "Rất có thể cả hai bản đều là sáng tác của thi sĩ Nguyễn Bính, tuy vậy tôi ủng hộ phương án 3 khổ hơn bởi mấy lý do sau: Trước hết, bản 3 khổ được in trong các tập thơ của Nguyễn Bính từ khi ông còn sinh thời, trong khi bản 7 khổ chỉ được chép trong sổ tay và hiện tại vẫn chưa tìm được bản in nào cho thấy nó từng được công bố. Đó là về khía cạnh nghiên cứu khoa học.

Còn về khía cạnh văn chương, theo tôi cả hai bài đều hay. Những người bình dân có thể sẽ thích bản 7 khổ hơn, bởi trong đó có sự kể lại sự việc theo tuần tự, làm họ hiểu câu chuyện mà tác giả muốn truyền tải. Trong khi đó, những người thuộc lĩnh vực văn chương lại thích bài 3 khổ, xúc tích, đủ tứ thơ mà không sa đà vào kể lể.

Tuy vậy, có một điều chắc chắn là tác giả đã chọn bài "Trường huyện" bao gồm 3 khổ trong những tập thơ sau này, bởi vậy, chúng ta nên tôn trọng lựa chọn của tác giả".

"Khi so sánh bản năm 1941 với hiện hành, theo ý kiến của tôi, bản năm 1941 vẫn hay hơn ở chữ "phấn". Lá sen non đọng phấn ở trên mang theo mùi thơm của hoa sen, đánh lừa ong bướm. Câu thơ này vừa tả thực, vừa thể hiện sự tinh tế của nhà thơ. Có thể sau này, do độc giả quen miệng đọc thành "vương vấn" và thi sĩ Nguyễn Bính đã chiều lòng họ chăng?", ông nói thêm.

Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Cần cũng thể hiện niềm kính ngưỡng với tác giả của bài thơ "Trường huyện": "Thi si Nguyễn Bính vừa là nhà thơ của đại chúng, số đông, vừa là nhà thơ của giới uyên bác, trí thức. Cả hai tầng lớp đó đều tìm thấy giá trị, hứng thú trong thơ Nguyễn Bính. Đó là điều không phải ngòi bút nào cũng làm được".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem