Thép HRC
-
Theo giới chuyên gia, vụ kiện thép HRC Trung Quốc sẽ để nhiều bài học cho các doanh nghiệp Việt, cho chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong sân chơi với các cường quốc thế giới.
-
Theo giới chuyên gia, việc Việt Nam khởi kiện điều tra chống bán phá giá thép cán nóng (HRC) giá rẻ, cho thấy sự chủ động bảo vệ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, đây là lúc cần chiến lược bài bản để gia tăng năng lực sản xuất, cạnh tranh của ngành và nền kinh tế trên sân chơi toàn cầu.
-
Lượng thép cán nóng (HRC) Trung Quốc từ chỗ chỉ bổ sung số lượng còn thiếu hụt trong nước, năm 2023 loại thép nước này chiếm khoảng 80% tổng lượng thép HRC tại Việt Nam. Nhập khẩu thép vào Việt Nam tiếp tục ghi nhận mức tăng kỷ lục trong nửa đầu năm nay, hiện hữu nguy cơ mất thị trường nội địa.
-
Sản lượng tiêu thụ thép HRC nội địa vào năm 2021 dự báo chỉ khoảng 5,28 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với công suất của Hòa Phát và Formosa cộng lại. Vậy nên, “vua thép” Trần Đình Long sẽ phải trông đợi hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi.
-
Giai đoạn I của dự án Khu liên hợp gang thép Hoà Phát Dung Quất dự kiến hoạt động hoàn toàn từ đầu năm 2020, có thể giúp Hoà Phát của ông Trần Đình Long tăng gấp đôi công suất thép dài. Song đồng thời cũng có thể gây ra tình trạng dư cung ngắn hạn và tranh giành thị phần, gây tổn hại lợi nhuận của các doanh nghiệp như Vina Kyoei, Pomina...