Thiết bị phóng xạ bị thất lạc tại TP.HCM (ảnh minh họa).
Đó là đánh giá của PGS.TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt khi trao đổi về vụ thất lạc thiết bị chứa chất phóng xạ tại Nhà máy luyện phôi thép Pomina 3 (KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Theo PGS.TS Nguyễn Nhị Điền, Co-60 là nguồn phóng xạ có độ nguy hiểm cao. Trong khu vực có nguồn phóng xạ thường để biển báo nguy hiểm nhằm hạn chế tiếp xúc gần. Đối với người làm việc liên tục, thường xuyên tiếp xúc với nguồn phóng xạ Co-60 và được công nhận là nhân viên bức xạ, tổng liều chiếu xạ trong một năm không quá 20mSv với những tiêu chuẩn chăm sóc đặc biệt. Với người bình thường, tổng liều chiếu xạ trên một năm chỉ là 1mSv, nếu vượt quá mức nói trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
PGS.TS Nguyễn Nhị Điền cũng cho biết thêm, dù nguồn phóng xạ này đã được để trong hộp và che chắn kín, nhưng nếu tiếp xúc trực tiếp ở khoảng cách dưới 2m cũng sẽ rất nguy hiểm. “So với nguồn phóng xạ Iridium-192 mà một công ty tại TP.HCM bị đánh cắp vào tháng 8 năm ngoái, nguồn phóng xạ Co-60 ở Nhà máy thép Pomina 3 này nguy hiểm hơn nhiều”.
Trước đó, ngày 1.4, Nhà máy luyện phôi thép Pomina 3 có đơn trình báo cơ quan chức năng về việc bị thất lạc một thiết bị có chứa nguồn phóng xạ Co-60 (nguồn phóng xạ thuộc nhóm 4). Đây là thiết bị sử dụng để đo mực thép lỏng trên dây chuyền sản xuất phôi thép ở lô số 3. Nguồn phóng xạ có hoạt độ hiện tại khoảng 233mCi. Ở khoảng cách 10cm, nguồn phóng xạ có thể gây ra suất liều chiếu xạ là 2,5mSv/h.
Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành làm việc với Ban lãnh đạo Công ty Pomina để xác định nguyên nhân vụ thất lạc thiết bị. Sáng 6.4, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã họp, thông báo thông tin rộng rãi đến các cơ quan chức năng và người dân nhằm nhanh chóng tìm ra thiết bị chứa chất phóng xạ này.
Theo thông tin tìm hiểu, Coban (Co-60) là chất có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và y học. Ở dạng hợp chất phóng xạ, kim loại này có đặc tính tạo ra bụi mịn, gây ra vấn đề về bảo vệ bức xạ. Nguồn Co-60 hữu dụng trong vòng khoảng 5 năm, nhưng ngay cả sau thời điểm này, mức độ phóng xạ vẫn rất cao. Vì vậy máy móc dùng Coban đã không còn được sử dụng rộng rãi ở các nước phương Tây.
Một số mô hình vũ khí hạt nhân có chủ ý gia tăng lượng Co-60 phát tán dưới hình thức bụi phóng xạ nguyên tử – nên có khi người ta gọi đó là bom bẩn hoặc bom Coban.
Nhiều sinh vật sống (kể cả người) phải cần đến một lượng nhỏ Coban trong cơ thể để tồn tại. Nếu cho vào đất một lượng nhỏ Coban từ 0.13-0.30 mg/kg sẽ làm tăng sức khỏe của những động vật ăn cỏ. Coban là một thành phần trung tâm của vitamin cobalamin, hoặc vitamin B-12.
Tên gọi Coban (cobalt) có xuất xứ từ tiếng Đức kobalt hoặc kobold, nghĩa là linh hồn của quỷ dữ. Tên này do những người thợ mỏ đặt ra vì nó mang tính độc hại, gây ô nhiễm môi trường, và làm giảm giá trị những kim loại khác.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.