Mặt bằng lãi suất thời gian gần đây liên tục dậy sóng trên một mặt bằng vốn đã quá cao so với sức chịu đựng của doanh nghiệp trong suốt nhiều tháng của năm 2001.
Đỉnh của cơn sóng đã được xác lập nhận hôm 8-11 khi Techcombank và ngay sau đó là Ngân hàng Đông Nam Á tăng lãi suất huy động lên 17,6 % và 18%. Phản ứng ngay lập tức nổ ra khi cả hệ thống rơi vào tình trạng hỗn loạn, liên tục có các giao dịch rút tiền ở ngân hàng này để gửi sang ngân hàng khác.
Dù chỉ sau đó vài tiếng, dưới áp lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), về mặt hình thức, lãi suất đã rút xuống tới 4%, tuy nhiên trong thực tế, một mặt bằng lãi suất mới đã hình hành. Sáng hôm qua 9-12, tại rất nhiều ngân hàng, người rút, người gửi tấp nập.
|
Lãi suất tiền gửi vẫn chưa có điểm dừng. |
Ngày 9- 12, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu yêu cầu Techcombank không tiếp tục thực hiện sản phẩm tiết kiệm "3 ngày vàng" và công bố thông tin này trên các phương tiện truyền thông để ổn định thị trường tiền tệ. Đồng thời, Techcombank kịp thời rút kinh nghiệm, áp dụng lãi suất huy động vốn phải phù hợp với quy định của pháp luật, chủ trương của Chính phủ và nội dung đồng thuận giữa các Thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam không vì lợi ích riêng, gây xáo trộn thị trường tiền tệ...
Tuy nhiên, đến chiều 9-12 dù đã không còn công khai quảng cáo cho mức lãi suất "khủng" nhưng việc gửi tiền với "lãi suất thoả thuận" ở ngân hàng này lại đi vào "âm thầm". Phó Giám đốc một chi nhánh của NH Techcombank cho biết vẫn áp dụng mức lãi suất 17,6% với khách hàng.
Mặc dù hiện tượng lãi suất tăng “khủng" đã được "xử lý" ngay bằng một mệnh lệnh hành chính, nhưng rõ ràng từ đầu tháng 11 đến nay, sau khi NHNN "thả" lãi suất thì tình trạng hai lãi suất đã diễn ra phổ biến: Mặt bằng lãi suất "đồng thuận" và mặt bằng lãi suất "thoả thuận".
Việc Techcombank công bố mức lãi suất "khủng" như vừa qua chỉ là một động thái công khai mức lãi suất thoả thuận lâu nay mà thôi. Việc công khai này, ngoài tác động làm cho thị trường lãi suất rối loạn như đã diễn ra trong ngày 8-12 thì nó còn một ý nghĩa tích cực, đó là làm cho lãi suất "minh bạch, công khai" hơn. Các ngân hàng không phải "dò tìm" mức lãi suất thực của nhau để điều chỉnh chính sách lãi suất của mình, nhằm không để mất khách hàng.
Thêm vào đó là áp lực tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng trước 31-12 cũng khiến nhu cầu vốn của các NH đang bước vào giai đoạn nước rút cùng với nhu cầu thanh khoản cuối năm lên cao.
Hương Thuỷ - D.H
Vui lòng nhập nội dung bình luận.