Thỏa thuận quân sự Úc – Ấn Độ: Liên minh tiềm năng đe dọa Trung Quốc
Thỏa thuận quân sự Úc – Ấn Độ: Liên minh tiềm năng đe dọa Trung Quốc
Tuấn Anh (Theo Sputnik)
Chủ nhật, ngày 07/06/2020 09:00 AM (GMT+7)
Ấn Độ và Úc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và ký một số thỏa thuận hợp tác, bao gồm cả việc tiếp cận các căn cứ quân sự của nhau để hỗ trợ hậu cần. Đây là những kết quả chính của hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa hai Thủ tướng Narendra Modi và Scott Morrison, diễn ra vào ngày 4/6.
Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần (Logistics Support Agreement - MLSA) chỉ là một trong những dấu hiệu cho thấy việc tăng cường hợp tác hải quân Úc - Ấn Độ. Chủ đề này chi phối các cuộc đàm phán, mà từ đó khởi động cơ chế chính tương tác quân sự - chính trị. Cụ thể: hai bên tiến hành các cuộc đàm phán theo hình thức người đứng đầu Bộ Ngoại giao và Bộ quốc phòng - 2 + 2.
Hai nước cũng công bố tuyên bố chung "Chia sẻ tầm nhìn về hợp tác hàng hải ở Ấn Độ - Thái Bình Dương" (Shared Vision for Maritime Cooperation in the Indo-Pacific). Tài liệu này, cũng như thỏa thuận về hỗ trợ hậu cần, ghi nhận ý định của hai bên hợp tác tăng cường an ninh hàng hải thông qua việc trao đổi thông tin và tham gia các cuộc tập trận hải quân chung. Năm 2019, Ấn Độ từ chối mời Úc tham dự cuộc tập trận quân sự "Ex Malabar" cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản, vì sợ phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc. Đúng vậy, một vài tháng sau khi diễn ra cuộc tập trận này ở Vịnh Bengal, Ấn Độ và Úc tiến hành cuộc tập trận hải quân AUSINDEX, phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ quân sự trên biển, đồng thời cũng đưa ra một tín hiệu nhất định cho các quốc gia trong khu vực.
Thủ tướng Ấn Độ và Úc cũng thảo luận về khủng bố hàng hải và mối quan hệ đối tác Ấn Độ-Thái Bình Dương trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến. Các cuộc thảo luận này phản ánh sự thay đổi rõ ràng của Ấn Độ trong việc hợp tác quân sự tích cực hơn với Úc, Mỹ, Nhật Bản trong khuôn khổ "bộ tứ" Ấn Độ-Thái Bình Dương, theo Dmitry Mosyakov - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương tại Viện Phương Đông trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
"Mục đích của "bộ tứ" - hình thành của khối quân sự để kiềm chế Trung Quốc. Mối liên kết yếu nhất trong dự án này đối với người Mỹ luôn là Ấn Độ. Chính sách của họ chủ yếu nhắm đến việc duy trì sự cân bằng nhất định, đang tìm kiếm các lựa chọn hoàn toàn khác nhau để hội nhập vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là một liên minh kinh tế rộng lớn, sự hợp tác rộng rãi, thu hút Trung Quốc vào cộng đồng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Và mục tiêu của người Mỹ là đưa Ấn Độ đi theo hướng chống Trung Quốc, bao gồm cả sự tham gia quân sự của Ấn Độ vào "bộ tứ" Ấn Độ-Thái Bình Dương».
Ấn Độ hiện vẫn đang di chuyển khá chậm theo hướng này, mặc dù Mỹ tích cực thúc đẩy, đặc biệt là phía Ấn Độ trong các mâu thuẫn với Trung Quốc và Pakistan. Thỏa thuận Ấn Độ - Úc về việc tiếp cận các căn cứ quân sự của nhau có thể không phải là một bước đáng kể, nhưng khá rõ ràng đối với việc tăng cường hợp tác quân sự trong mối quan hệ đối tác Ấn Độ-Thái Bình Dương do Mỹ thúc đẩy. Việc tăng cường hợp tác quân sự giữa Ấn Độ với Úc là một dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang dần tiến tới hợp tác quân sự tích cực hơn với các đồng minh Úc - Mỹ và Nhật Bản.
Ngoài việc thảo luận về các vấn đề an ninh, trong hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Úc đồng ý mở rộng trao đổi thương mại, đa dạng hóa hợp tác năng lượng và nối lại đàm phán về thỏa thuận song phương hợp tác kinh tế toàn diện. Trong khi đó, hai bên chưa thể tiến tới vấn đề mở rộng quyền truy cập vào thị trường nông sản của nhau.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.