Ngâm bát đĩa trong nước xà phòng
Nhiều người thấy xoong nồi bị cháy hay bám thức ăn khó rửa sạch liền ngâm dung dịch nước rửa bát pha loãng với ý nghĩ sau đó sẽ dễ dàng tẩy sạch hơn. Tuy nhiên, thói quen này khiến hóa chất càng ngấm sâu vào trong bề mặt xoong.
Đặc biệt, bạn đừng nên ngâm bát, đũa, thớt, thìa, môi… bằng tre hoặc gỗ vì một khi đã ngấm hóa chất thì không thể nào rửa sạch được. Hóa chất sẽ ngấm sâu vào trong tận thớ gỗ, bám vào thức ăn khi bạn dùng.
Tráng sơ sau khi rửa bát
Nhiều người có thói quen muốn rửa bát thật nhanh nên chỉ tráng bát đĩa dưới vòi nước cho đến khi không thấy xà phòng hay hết nhờn rít thì thôi. Tuy nhiên, thực tế hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt bát đĩa nếu bạn chỉ xối qua loa và xoa bằng tay.
Để làm sạch xà phòng rửa bát, bạn cần tráng ít nhất hai lần nước. Lần một vẫn dùng giẻ rửa bát, lần hai bằng tay.
Không dùng găng tay khi rửa bát
Nhiều người vì cảm giác rửa bát mà đeo bao tay sẽ vướng víu, khó chịu hoặc nghĩ là khó cảm nhận được bát có sạch hay không. Nếu bạn cứ giữ thói quen này, hóa chất độc hại trong nước rửa bát sẽ trực tiếp làm hỏng da tay của bạn. Các hóa chất có thể thẩm thấu qua da và xâm nhập vào cơ thể.
Vì vậy, bạn nên mua loại găng tay vừa với tay mình và dùng mỗi khi rửa bát.
Đổ nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa
Nhiều người có thói quen cho xà phòng trực tiếp lên bát đĩa. Cách làm này khiến cho lượng hóa chất bám lại trên bề mặt bát đĩa dù đã rửa sạch và không còn sờ thấy nhờn rít.
Sau đó, bạn lại dùng bát đĩa đó để đựng đồ ăn, hóa chất sẽ bám trực tiếp vào thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình dần dần. Vì vậy, hãy hòa cho nước rửa chén tung bọt với nước rồi hãy rửa bát.
Lấy quá nhiều nước rửa bát
Tâm lý chung của những người rửa bát là hòa càng nhiều dung dịch tẩy rửa càng sạch. Thực tế, nếu bạn lạm dụng nước rửa bát sẽ khiến cho việc rửa sạch hóa chất càng tốn nhiều thời gian và công sức hơn.
Bạn chỉ nên lấy một vài giọt nước rửa bát pha loãng với nước để rửa bát hàng ngày.
Nhã Nam (Người Đưa Tin)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.