Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH cho biết, sau khi thực hiện dự án, độ che phủ rừng của nước ta đã tăng từ 32% lên 39,5% (mục tiêu là 40%), một tỷ lệ tương đối cao, trong khi tỷ lệ này ở nhiều nước trên thế giới có phần giảm đi.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp (chưa tính giá trị của công nghiệp chế biến gỗ) tăng từ 2.610 tỷ đồng (năm 2005) lên 7.365 tỷ đồng (năm 2010); kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng từ 236,1 triệu USD (năm 1998) lên 3,55 tỷ USD (năm 2010), tăng cường việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu lao động tham gia dự án (người dân có thu nhập từ 6 - 10 triệu đồng/ha/năm)…
Tuy nhiên, QH cũng nhận định, một số mặt chưa làm được của dự án như đời sống người dân chưa được cải thiện rõ nét, nhiều người vẫn chưa thể sống hoàn toàn bằng nghề rừng…
Để tiếp tục phát triển và bảo vệ rừng, QH giao Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 10 năm tới theo cơ chế chương trình mục tiêu quốc gia và hàng năm báo cáo QH về tình hình thực hiện.
Bảo An – Thùy Linh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.