Thông tin "ăn gạo lứt chữa ung thư" có chính xác?

Diệu Linh Thứ sáu, ngày 09/09/2016 14:37 PM (GMT+7)
Trước thông tin nhiều người bệnh ăn gạo lứt chữa ung thư, bà Cao Thị Thu Hương – Trưởng khoa Dinh dưỡng và bệnh không lây nhiễm (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khẳng định, gạo lứt chỉ có tác dụng hỗ trợ dinh dưỡng.
Bình luận 0

Theo bà Hương, gạo lứt có chế độ dinh dưỡng nhất định đối với sức khỏe con người. Quá trình chuyển hóa thành đường của gạo lứt ít hơn, chậm hơn các gạo và tinh bột khác. Cho nên ăn gạo lứt giúp người dân đảm bảo đủ năng lượng mà lại hạn chế tinh bột chuyển hóa thành đường.

Bà Hương cho biết, tế bào ung thư thích đường. Do đó, điều quan trọng nhất trong chế độ dinh dưỡng của người ung thư là hạn chế ăn đường, tránh cung cấp “thức ăn” cho tế bào ung thư. Ngoài việc hạn chế hoa quả, bánh kẹo quá ngọt, người bệnh cũng không nên ăn quá nhiều tinh bột. Vì tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường glucoza. Việc ăn gạo lứt có thể hạn chế đường.Ngoài ra, vỏ của gạo lứt có nhiều chất xơ, vi chất dinh dưỡng như canxi, sắt, kẽm nên có lợi cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, gạo lứt có vỏ dày, cứng nên nếu người mắc bệnh dạ dày cần thức ăn mềm thì cũng bất lợi. Người bị bệnh ung thư dạ dày mà ăn đồ ăn cứng càng bất lợi.

img

Theo bà Hương, chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh rất quan trọng, cũng không chỉ ăn gạo lứt là đủ. Do đó, người dân, đặc biệt là người bị bệnh nặng, ung thư cần phải thận trọng với chế độ dinh dưỡng của mình, không nên chỉ nghe mách nước mà tự chữa bệnh. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Trước đó, TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng nhận định, chưa có nghiên cứu nào cho biết, gạo lứt phòng chống hay chữa được bệnh ung thư. Gạo lứt chỉ là tinh bột, còn muốn đảm bảo sức khỏe thì người dân vẫn cần ăn rau xanh, hoa quả, ăn cá thịt với khẩu phần cân đối.

GS-TS Nguyễn Bá Đức - Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết, hiện nhiều người bệnh bị ung thư có quản điểm hết sức sai lầm là ăn kiêng, ăn chay để hy vọng khối u sẽ bị “chết đói” hoặc ăn uống, chữa bệnh theo lời đồn thôi. Tuy nhiên, điều này khiến bệnh nhân bị kiệt sức không chống lại được bệnh tật, bệnh nặng hơn. GS Đức cho biết, một số nghiên cứu cho thấy khoảng 30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt trước khi bệnh nặng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem