Cây trện xưa mọc hoang nay “lên đời” trở thành một mặt hàng có giá trị được thương lái săn đón. Ít chi phí chăm bón, lại không lo mất mùa, mỗi vụ nông dân miền núi Hà Tĩnh đút túi hàng chục triệu đồng.
Thầy giáo Nguyễn Đức Hải, đội 16, thôn Yên Bình, xã Thanh Yên (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) nổi tiếng với việc nuôi thành công và có thu nhập khá từ con ốc nhồi, một loài đặc sản chỉ ăn bèo tấm, lá cây và các phụ phẩm nông nghiệp. Nhờ vậy, mỗi năm anh Hải có thêm nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Mô hình trồng nghệ trên diện tích đất bạc màu đã mở ra hướng phát triển sản xuất mới cho bà con nông dân huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Không chỉ xã An Tân mà ở xã An Hòa, thị trấn An Lão, nhiều hộ cũng chuyển sang trồng nghệ trên đất bạc màu.
Người dân xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An dẫn nước suối từ khe Tháp Bụt về ao để nuôi ốc bươu đen. Ốc bươu đen được nuôi bằng nước suối nên thịt dai, ngon, ngọt, khách hàng rất ưa chuộng.
Tại vùng miền núi huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, cây măng tự nhiên khá dồi dào và được thị trường ưa chuộng, nhưng làm thế nào để gia tăng được nguồn thu nhập từ măng còn nhiều khó khăn. Mới đây, mô hình sao sấy măng khô trở thành thương phẩm, đã đem lại cho những người phụ nữ Vân Kiều có thu nhập ổn định hơn.
Mô hình nuôi cá chình bông, hay còn gọi là Mạn lệ ngư đang tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân tỉnh Phú Yên, là một trong những hướng đi giúp người dân làm giàu bền vững.
Ở các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, phát triển vùng trồng cây gai xanh gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ đã giúp cải thiện đời sống của bà con, tạo thu nhập ổn định trên đồng đất quê nhà, bà con không còn phải lo cảnh “được mùa mất giá”.
Chỉ với 1ha trồng dâu tằm đã đem lại thu nhập gần 20 triệu đồng mỗi tháng. Nhiều năm qua, nông dân trồng dâu nuôi tằm ở xã An Hòa, huyện An Lão, tỉnh Bình Định rất phấn khởi vì có thu nhập ổn định với hàng trăm triệu đồng mỗi năm.