Thư viện tu viện lớn nhất thế giới hút khách nhờ khung cảnh "sống ảo"

Thứ hai, ngày 23/01/2023 13:17 PM (GMT+7)
Các tu viện cổ kính ở tỉnh sâu nhất nước Áo thường không có tên trong danh sách đổ xô tới check-in của thế hệ TikTok nhưng tu viện lâu đời nhất tại Styria lại khác...
Bình luận 0

Nhà thờ Admont là tu viện theo dòng thánh Benedict toạ lạc trên sông Enns tại thị trấn Admont, Áo. Đây là tu viện lâu đời nhất tại Styria và chứa đựng thư viện tu viện lớn nhất trên thế giới. Nhà thờ nổi tiếng với kiến trúc Baroque, phong cách nghệ thuật lộng lẫy và những bản thảo trứ danh của mình.

Nhà thờ được hoàn thành vào năm 1074 nhưng đến tận năm 1776 (hậu Baroque) thì thư viện mới hình thành. Được đặt làm bởi Abbot Matthäus Offner (trị vì từ 1751 – 1779) và xây dựng bởi kiến trúc sư Josef Hueber (1715 – 1787).

Thư viện thuộc nhà thờ lớn Admont là nơi đến thu hút du khách khắp nói trên thế giới. Với vẻ đẹp như trong truyện cổ tích, đây là địa điểm check-in quen thuộc của các tín đồ mạng xã hội.

Thư viện tu viện lớn nhất thế giới hút khách nhờ khung cảnh "sống ảo"

Thư viện tu viện lớn nhất thế giới hút khách nhờ khung cảnh "sống ảo" - Ảnh 1.

Thư viện thuộc nhà thờ lớn Admont. (Ảnh: IT).

"Hãy đến với phong cách Baroque ở Áo và ghé thăm thư viện Admont Abbey", câu lạc bộ sách của người dân truyền hình nổi tiếng Oprah Winfrey đã lên tiếng kêu gọi hai triệu thành viên hồi năm ngoái.

Từng nằm cách xa trần tục và được ít người biết tới trong quá khứ. Tuy nhiên, hiện tại tu viện gần 950 năm tuổi hiện đang phải vật lộn với tình trạng luôn chật kín những người có ảnh hưởng hoặc thợ săn ảnh muốn chiêm ngưỡng và lưu lại vẻ đẹp của nó. Họ muốn sở hữu một bức ảnh của bản thân hòa vào với những bức bích họa và sàn lát đá cẩm thạch kẻ caro gợi nhớ đến thư viện trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng "Người đẹp và quái vật" của Disney.

2 trong số 23 thầy tu của đang tích cực trong việc quảng bá trực tuyến hình của ảnh của tu viện trên các phương tiện mạng xã hội. Họ thoải mái tiếp cận với với các "content - nội dung" liên quan tới thần học, thậm chí còn đưa ra "lời khuyên tâm linh trực tuyến". Một chuyến tham quan ảo của thư viện cũng có sẵn cho những ai có trí tò mò.

Giám đốc truyền thông Mario Brandmueller nói với AFP: "Chúng tôi đã thành công cùng với các thầy tu trong tu viện của mình trong việc truyền tải nội dung để thu hút sự quan tâm của mọi người".

Trang facebook của tu viện có phạm vi tiếp cận tăng vọt lên 25 triệu người mỗi tháng, gấp 2.500 lần lượng người xem vào năm 2018.

Brandmueller cho biết, từ chỗ là một viên ngọc quý của địa phương, nép mình giữa những ngọn núi ở miền trung nước Áo, tu viện giờ đây đã trở thành một địa điểm hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Những bức ảnh và video về thư viện xây dựng ở thế kỷ 18 được đăng trên các nền tảng văn hóa và du lịch trực tuyến ở hàng chục quốc gia.

Công việc quảng cáo của tu viện thậm chí còn mang lại cho nó giải thưởng của chính phủ Áo cho "những thành tựu đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ công chúng và truyền thông".

Nhưng mùa hè này, tu viện đã bị đẩy đến "giới hạn" khi tiếp nhận tới 15.000 du khách mỗi tháng, mặc dù Brandmueller cho biết thậm chí có thể có nhiều du khách hơn vào mùa đông.

Hội trường dài 70 mét của thư viện chứa 70.000 cuốn sách, được mở cửa vào năm 1776, những bản thảo cổ nhất có niên đại từ thế kỷ thứ 8 và đã được cứu thoát một cách kỳ diệu khỏi trận hỏa hoạn năm 1865 nhấn chìm phần lớn thị trấn và tu viện.

Một trong những viên ngọc kiến trúc ẩn giấu của thư viện là cầu thang bí mật dẫn đến bục đọc sách. Nhưng du khách chỉ có thể chiêm ngưỡng nó trong chuyến tham quan ảo.

Cha Maximilian Schiefermueller, 41 tuổi, người phụ trách thư viện cho biết, bên cạnh việc nhận được các câu hỏi từ các nhà nghiên cứu và sử gia, họ cũng nhận được "những yêu cầu rất đa dạng từ những người muốn thực hiện một bộ ảnh cho đến một buổi trình diễn thời trang" trong các sảnh thiêng liêng của tu viện. 

Trọng Hà (AFP)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem