Thuần hoá thú rừng thành thú nuôi, nông dân vùng biên thành triệu phú

Tuệ Linh – Mùa Xuân Thứ năm, ngày 02/12/2021 10:32 AM (GMT+7)
Thuần hóa và nuôi dưỡng hoẵng là công việc không hề dễ dàng. Thời gian đầu, người nuôi có thể bị hoẵng đá, cắn... Công việc tưởng chừng nguy hiểm nhưng lại đem lại thu nhập cả trăm triệu đồng cho người nuôi.
Bình luận 0

Thuần hóa và nuôi hoẵng, nông dân vùng biên thành triệu phú

Thuần hóa và nuôi hoẵng, nông dân vùng biên thành triệu phú

Năm 2012, gia đình anh Hưởng bắt gặp người dân trong bản bắt được một con hoẵng cái ở rừng về với ý định để làm thịt. Thấy vậy, bố con anh Hưởng liền chạy đến và năn nỉ mãi mới được chủ nhà bán lại cho. Năm 2014, anh Hưởng mua được thêm một con hoẵng đực do người dân bẫy được về nuôi cùng con hoãng cái.

Lúc đầu, anh Hưởng nghĩ chỉ mua về nuôi cho có cặp, có đôi, chứ không nghĩ chúng có thể sinh sản được trong môi trường nuôi nhốt. Năm 2015, khi đang cho hoẵng ăn, anh Hưởng thật bất ngờ khi thấy con hoẵng cái đang có chửa, 8 tháng tháng sau, hoẵng cái đẻ được 1 con hoẵng con khỏe mạnh. Cứ như vậy, mỗi năm số lượng hoẵng tăng thêm. Thấy vậy, gia đình anh Hưởng quyết định mở rộng khu chuồng nuôi lên 400m2, xung quanh được xây kiên cố và rào bằng lưới thép B40 để phòng hoẵng chạy ra ngoài. Vì đây là loài vật chạy rất nhanh và nhảy rất cao. Đến nay, anh Hưởng đã bán được hàng chục đôi giống từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi đi Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), tỉnh Hoà Bình, tỉnh Thanh Hoá...

Thuần hoá thú rừng thành thú nuôi, nông dân vùng biên thành triệu phú - Ảnh 2.

Thuần hóa và nuôi hoẵng, nông dân vùng biên thành triệu phú

Mỗi cặp giống 3 tháng tuổi được anh Hưởng bán 40 triệu đồng và 50 triệu đồng đối với đôi giống 6 tháng tuổi. Trung bình mỗi năm (từ năm 2016 đến nay), anh Hưởng xuất bán 4 đôi giống, thu lãi hơn 150 triệu đồng.

Tiết lộ kinh nghiệm nuôi hoẵng, anh Hưởng chia sẻ: Từ lúc nuôi đến nay đàn hoẵng chưa bao giờ bị bệnh. Loài vật này ăn tạp như dê, thức ăn chủ yếu là cây cỏ, rau, củ, quả... nhưng lại rất khỏe mạnh. Trung bình, mỗi con hoẵng trưởng thành nặng từ 20 kg đến 30 kg.

Theo anh Hưởng, trước đây, khi chưa có kinh nghiệm, mỗi lần gọi người đến bắt giống để bán thường gây sợ cho hoẵng. Không những vậy, người còn bị hoẵng đá, bị cắn, nhất là con đực có nanh sắc nhọn mà cắn rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, những con hoẵng đang chửa khi bị bắt như vậy sẽ bị sảy thai, sợ hãi. Vì vậy, gia đình phải làm ao trong chuồng để mỗi khi cần bắt giống thì lùa chúng xuống ao và dùng lưới bắt.

Năm 2018, mô hình nuôi hoẵng của gia đình anh Hưởng đã được cơ quan chức năng cấp giấy phép chăn nuôi động vật hoang dã thông thường.

Có thể nói mô hình nuôi hoẵng của anh Hưởng không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn góp phần bảo tồn loài vật này. Bởi hoẵng rừng đang đứng trước nguy cơ bị giảm về số lượng do tình trạng săn, bắn động vật hoang dã trái phép vẫn diễn ra tại một số xã, bản vùng cao.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem