Thực hư thông tin khu du lịch "Tử Cấm Thành phiên bản Việt" tại Đà Lạt

Văn Long Thứ hai, ngày 31/08/2020 16:11 PM (GMT+7)
Những ngày qua, dư luận xôn xao trước thông tin hàng trăm bức tượng mô phỏng quân lính thời nhà Tần được vận chuyển về TP.Đà Lạt để làm khu du lịch. PV Dân Việt đã liên hệ với chủ đầu tư và cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng để tìm hiểu sự việc này.
Bình luận 0

Cụ thể, một tài khoản facebook có tên Đ.N.Q đã đăng dòng trạng thái kèm một số hình ảnh với nội dung: "Được biết có một khu du lịch tại Thành phố Đà Lạt đang xây xựng (dựng - PV) một khu vực được gọi tên Tử Cấm Thành với hàng trăm tượng lính được mô phỏng lại của nước bạn. Cơ quan chức năng Thành phố Đà Lạt cũng cần phải theo dõi, kiểm tra, giám sát... chặt chẽ khu du lịch này".

Thực hư thông tin KDL "Tử Cấm Thành phiên bản Việt" tại Lâm Đồng - Ảnh 1.

Hình ảnh những bức tượng được đưa về tỉnh Lâm Đồng.

Cũng với dòng trạng thái trên, facebook có tên Đ.N.Q viết: "Vì theo tôi được biết khu vực này đang không có giấy phép xây dựng phim trường hay khu du lịch quy mô lớn như thế này. Xin nhường câu trả lời lại cho cơ quan chức năng TP.Đà Lạt..."

Thực hư thông tin KDL "Tử Cấm Thành phiên bản Việt" tại Lâm Đồng - Ảnh 2.

Hình ảnh và bài viết của tài khoản facebook Đ.N.Q chia sẻ.

Ngay sau khi đăng tải, bài viết đã nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng với nhiều bình luận, ý kiến trái chiều.

Để xác minh thông tin trên, sáng ngày 31/8, có mặt tại bãi để xe khu du lịch Quỷ Núi của Liên Minh Group, phóng viên ghi nhận có khoảng 60 bức tượng binh lính được đặt tại khu vực sân của khu du lịch này. Tuy nhiên, những bức tượng này đều bị hư hỏng, sứt mẻ. Mặt khác số tượng này được tập kết tại một khu vực (giống như kho), trùm bạt lại chứ chưa sử dụng.

Thực hư thông tin KDL "Tử Cấm Thành phiên bản Việt" tại Lâm Đồng - Ảnh 3.

Những bức tượng được đặt tại bãi xe của khu du lịch Quỷ Núi.

Thực hư thông tin KDL "Tử Cấm Thành phiên bản Việt" tại Lâm Đồng - Ảnh 4.

Hầu hết những bức tượng này đều đã bị hư hỏng.

Thực hư thông tin KDL "Tử Cấm Thành phiên bản Việt" tại Lâm Đồng - Ảnh 3.

Ông Ngô Quang Phúc cho rằng những bức tượng trên là tượng lính Việt xưa có họa tiết Đông Sơn hoa văn gốc tích của người Việt trên áo giáp và binh khí (hình chim hạc).

Trao đổi trực tiếp với phóng viên, ông Ngô Quang Phúc - Chủ tịch HĐQT-TGĐ Liên Minh Group, đơn vị đứng ra thu mua và vận chuyển hàng chục bức tượng lính chở từ Bình Dương về Đà Lạt cho biết: "Phải nói rằng, từ không gian đến hàng ngàn pho tượng mà tôi cũng chỉ mua 230 cái thôi, chúng tôi cũng chưa vận chuyển về hết. Thực chất mới chỉ vận chuyển về hơn 60 cái bị trầy xước, hư hỏng để duy tu lại. Và sẽ còn vận chuyển những chuyến tiếp theo" - ông Phúc nói.

Cũng theo ông Phúc, toàn bộ số tượng trên được ông mua từ khu du lịch Đại Nam ở Bình Dương. Tuy nhiên, chưa kịp làm gì với các pho tượng này thì bị thêu dệt ra nhiều hướng rất bất ngờ và đầy cay nghiệt. Bởi muốn làm thì cũng phải xin phép chính quyền địa phương.

Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Nguyên - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, cho biết đơn vị mới chỉ nắm thông tin trên các mạng xã hội chưa xác định có chính xác hay không. Trong ngày hôm nay, Sở sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan vào cuộc kiểm tra thực hư những thông tin trên.

Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem