Khoai langlà thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất oxy hóa và chất xơ. Khi đi vào cơ thể, khoai lang rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ giảm cân, góp phần ngăn ngừa ung thư.
Để có lợi cho sức khỏe, không nên ăn nhiều khoai lang một lúc. Theo sách Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người Trung Quốc, bạn chỉ nên tiêu thụ 50-100g mỗi ngày là phù hợp.
Khoai langlà thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất oxy hóa và chất xơ. Khi đi vào cơ thể, khoai lang rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ giảm cân, góp phần ngăn ngừa ung thư. (Ảnh minh họa)
Viện nghiên cứu Phòng chống Ung thư Nhật Bản từng tiến hành nghiên cứu khả năng ngăn ngừa bệnh của loại thực phẩm này. Theo dõi thói quen ăn uống của 260.000 người, các nhà khoa học nhận thấy, cả khoai lang sống và khoai lang chín đều mang lại khả năng chống ung thư mạnh, tỷ lệ ức chế tế bào ung thư lên tới 98%.
Họ tin rằng chất hydroepiandrosterone trong khoai lang góp phần ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết và ung thư vú.
Không chỉ được đánh giá cao trong nỗ lực ngăn ngừa ung thư, khoai lang còn được nhận xét là siêu thực phẩm. Thậm chí, có bài viết so sánh “1 pound khoai lang mang lại tác dụng gấp 10 pound nhân sâm”. Chất polyphenol trong khoai có thể ngăn ngừa ung thư, xứng đáng với tên gọi “ vua các loại rau củ”.
Bàn về tác dụng chống ung thư của khoai lang, Sun Guiju, Phó Giám đốc Chi nhánh Dinh dưỡng Cơ bản của Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc, cho rằng đây là thực phẩm lành mạnh.
Các chất dinh dưỡng trong khoai đều có lợi cho nỗ lực chăm sóc sức khỏe. Tuy vậy, nếu chỉ dựa trên điều tra và phân tích dữ liệu, khẳng định khoai lang có tác dụng chống ung thư có chút phóng đại.
Thực tế, khoai lang có nhiều dinh dưỡng, đặc biệt giàu polyphenol. Vậy nhưng, nhận định khoai chứa nhiều polyphenol có thể chống ung thư được suy luận ở các thí nghiệm tế bào.
Về thành phần dinh dưỡng, 100g khoai lang tươi chứa khoảng 2,28g protein, 4,1g carbohydrate và nhiều chất khác như kali, sắt, phốt pho, caroten, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Đặc biệt, caroten trong lá khoai thậm chí còn nhiều hơn cà rốt.
Giáo sư Ma Guansheng làm việc tại Trường Y tế Công Cộng thuộc Đại học Bắc Kinh cho biết, nhân sâm chứa ginsenosides mang lại tác dụng chống mệt mỏi, điều hòa hệ thần kinh trung ương.
Trong khi đó, khoai lang thích hợp gần như mọi thể trạng. Người khỏe mạnh ăn hay mệt mỏi ăn khoai lang đều được vì loại củ này giá trị dinh dưỡng không hề thấp, lại dễ chế biến thành nhiều món ngon. Tuy vậy, so sánh 1 lượng khoai lang bằng 10 lượng nhân sâm thì không hợp lý.
Bên cạnh đó, khoai lang tốt nhưng không nên ăn quá nhiều. Ăn lượng lớn và ăn trong thời gian dài có thể khiến da chuyển màu vàng, đối diện những rủi ro sức khỏe dưới đây:
Thứ nhất là ợ chua. Khoai lang chứa nhiều oxydase, dễ tạo khí trong đường tiêu hóa. Nạp lượng lớn oxydase sẽ gây hiện tượng chướng bụng, nấc cụt và xì hơi liên tục. Bên cạnh đó, khoai lang chứa lượng đường cao, có thể thúc đẩy quá trình tiết axit dạ dày, gây hiện tượng ợ chua.
Thứ hai là Xì hơi. Khoai lang chứa nhiều đường, cơ thể hấp thụ chậm. Chất dinh dưỡng lâu không hấp thụ sẽ lên men, tạo khí trong dạ dày. Người ăn dễ bị ợ hơi, xì hơi.
Thứ ba là trào ngược axit. Khoai lang mất nhiều thời gian để tiêu hóa trong dạ dày, đường sẽ kích thích tiết axit dịch vị làm tăng sức co bóp của dạ dày, lúc này cơ tim ở ranh giới giữa dạ dày và thực quản sẽ giãn ra, và dễ khiến axit trào ngược lên thực quản, người bệnh sẽ bị trào ngược axit.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.