-
Nguồn thức ăn, phòng trị bệnh được bộ phận kỹ thuật hướng dẫn đúng danh mục cho phép của Bộ NNPTNT. Tới khi cá có trọng lượng 700 – 800g/con, nhân viên công ty đến lấy mẫu cá kiểm nghiệm coi có tồn dư các chất cấm hay không. Làm đúng vậy, tại sao ngành cá tra lại khốn đốn?
-
"Sản xuất thực phẩm sạch hay bẩn phải là do từ cái tâm. Người làm nông sản hàng hóa biết hướng tới nông sản sạch và người tiêu dùng đang tránh nông sản bẩn sẽ gặp nhau. Sản phẩm của tôi dù số lượng lớn vẫn bán rất chạy là vì vậy" - anh Trần Bá Khánh, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn (Sơn La) cho hay.
-
Trong khi người tiêu dùng “đỏ con mắt” tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này lại nêu ra nghịch lý rất khó tiếp cận thị trường. Với một môi trường kinh doanh thực phẩm bát nháo như hiện nay, doanh nghiệp, đơn vị làm ra sản phẩm sạch xuất khẩu ra nước ngoài có khi còn dễ hơn bán trong nước.
-
Tôi là một dân văn phòng, ít đi chợ nhưng mỗi lần đi chợ cũng phải rất đau đầu để chọn lựa thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch. Nếu bạn hỏi tôi “vì sao phải ăn thực phẩm bẩn?” thì tôi cho rằng câu hỏi đó chưa chuẩn. Bởi vì, chẳng ai chấp nhận ăn thực phẩm bẩn, nếu người ta biết nó bẩn cả. Vậy, câu trả lời của tôi sẽ là “vì không có thông tin”.
-
“Mỗi ngày, tới bữa cơm tối lại nghe thông tin thời sự trên ti vi phát ra rả về các vụ tịch thu, phát hiện các lô thực phẩm bẩn nhập lậu. Đưa miếng cơm vào miệng cảm thấy rờn rợn vì không biết nguồn gốc của nó có an toàn không.
-
Mỗi năm có khoảng 70.000 người chết vì bệnh ung thư và có hơn 200.000 ca phát hiện mới. Theo điều tra dịch tễ học của Hiệp hội ung thư thế giới có khoảng 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc thực phẩm không an toàn và có thể phòng được. Thế nhưng tình trạng vi phạm ATTP lại không giảm, có nơi lúc, có nơi đã chạm đến “giới hạn đỏ”.