Tại sao phải ăn thực phẩm bẩn: Quá khó quản lý chất cấm?

Khánh An – Đức Toàn Thứ bảy, ngày 10/06/2017 13:05 PM (GMT+7)
Nguồn thức ăn, phòng trị bệnh được bộ phận kỹ thuật hướng dẫn đúng danh mục cho phép của Bộ NNPTNT. Tới khi cá có trọng lượng 700 – 800g/con, nhân viên công ty đến lấy mẫu cá kiểm nghiệm coi có tồn dư các chất cấm hay không. Làm đúng vậy, tại sao ngành cá tra lại khốn đốn?
Bình luận 0

Ông Nguyễn Ngọc Hải, thành viên nuôi cá tra của HTX Thới An, Ô Môn, TP Cần Thơ, nói rằng bốn năm qua HTX nuôi gia công cho tập đoàn Sao Mai. Nguồn thức ăn, phòng trị bệnh được bộ phận kỹ thuật của tập đoàn này hướng dẫn đúng danh mục cho phép của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tới khi cá có trọng lượng 700 – 800g/con, nhân viên công ty đến lấy mẫu cá kiểm nghiệm coi có tồn dư các chất cấm hay không. Làm đúng vậy, tại sao ngành cá tra lại khốn đốn?

img

Ngoài tồn dư chất cấm kháng sinh, cá tra còn bị FDA phát hiện tồn dư hoạt chất bảo vệ thực vật, nên áp dụng kiểm tra 20% lô hàng khiến doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó. Ảnh: Bảo Ngọc.

Mấy năm trước, người ta đồn thuốc Địch Bách Trùng trị được bệnh ký sinh đeo bám trên cá, dù là loại thuốc trừ sâu dùng cho cây trồng, nhưng cũng có người dùng thử, một người đã bỏ nghề nuôi cá, đề nghị không nêu tên, nói. 

Quá lạm dụng kháng sinh trong khâu nuôi trồng, phòng chống dịch bệnh và không tuân thủ thời gian sử dụng kháng sinh, thời gian ngưng kháng sinh trước khi thu hoạch, là nguyên nhân khiến sản phẩm bị từ chối.

Một vài chủ ao cá nói, có người chỉ cách dùng chlorpyrifos trước khi cá sắp thu hoạch, bỏ đói hai ngày, đến ngày thứ ba thì quậy thuốc tạt trong ao để cá ức chế thần kinh, lừ đừ, ít bơi lội, ít trầy xước, giảm lượng cá bị loại khi kéo cá hoặc vận chuyển tới nhà máy chế biến. Một số nhà máy test mẫu đã từ chối nhập hàng. Tuy nhiên, nhiều người trong nghề thừa nhận không dễ gì kiểm soát khi người nuôi xài đủ loại thuốc, thậm chí vô tiệm thuốc tây mua thuốc kháng sinh cho người về trị cho cá, miễn là giảm hao hụt.

Trong khi đó, từ năm 2006, việc sử dụng kháng sinh đã được cảnh báo. Trong một báo cáo của tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO) về bốn thị trường lớn là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc thì Việt Nam là một trong ba nước đứng đầu về số vụ bị từ chối nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2010. Tính trung bình trong giai đoạn này, mỗi năm Việt Nam thiệt hại hơn 14 triệu USD do hàng xuất khẩu thuỷ sản bị trả lại. Cơ quan Quản lý thực phẩm Canada từng thống kê tình hình vi phạm dư lượng fluoroquinolones trong các lô hàng thuỷ sản nuôi của Việt Nam từ năm 2009, cho thấy có dư lượng flumequin, norfloxacin, enrofloxacin, ciprofloxacin, difloxacin, marbofloxacin, ofloxacin…

Nhật liên tiếp phát hiện dư lượng oxytetracycline vượt mức cho phép trong các lô hàng thuỷ sản, nên áp dụng chế độ kiểm tra 100% và sẽ có những biện pháp trừng phạt nặng hơn nếu tình trạng nhiễm oxytetracycline không giảm.

Không chỉ Canada, Nhật… mà một số luật và các quy định quan trọng liên quan đến an toàn thực phẩm (ATTP) thuỷ sản của Mỹ được thiết lập như hàng rào.      

Hàng rào của Mỹ đối với thuỷ sản NK

Bộ luật Liên bang CFR, mục 21 (Thuốc và thực phẩm): quy định cụ thể về kiểm soát ATTP đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của FDA; luật Liên bang Thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm (Federal Food, Drug, and Cosmetic Act – FFDCA) được quốc hội thông qua từ năm 1938, theo đó trao quyền cho FDA thực hiện giám sát ATTP, thuốc và mỹ phẩm; luật sửa đổi về An toàn thực phẩm (FDA Food Safety Modernization Act) tập trung vào các quy định về tăng cường năng lực để ngăn ngừa các vấn đề về ATTP; đạo luật Hiện đại hoá ATTP sẽ tiến hành các biện pháp từ ứng phó sang phòng ngừa.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem