Thuế bảo vệ môi trường
-
Trao đổi với PV xung quanh vấn đề tăng thuế bảo vệ môi trường với túi nilon và việc các siêu thị đồng loạt sử dụng lá chuối để bọc rau nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, giải pháp tăng thuế bảo vệ môi trường với túi nilon không giải quyết được vấn đề vì ngân sách không tăng thu từ khoản thuế này không đáng kể, không đủ để bù đắp các tác hại của túi nilon với môi trường. Thay vào đó, nên cấm sử dụng triệt để túi nilon, khi đó, thị trường sẽ tự khắc tìm sản phẩm thay thế.
-
Số thu từ thuế bảo vệ môi trường năm 2019 có thể chiếm 4,9% tổng thu, tương đương 69.000 tỷ đồng (2,96 tỷ USD).
-
Chuyên gia kinh tế cho rằng, dù không "hợp" lòng dân lắm nhưng thuế bảo vệ môi trường là khoản dễ thu, cứ nhập xăng về là thu được, "tiền tươi thóc thật" nên vẫn được ưa thích. "Chọn cách thu dễ nhất, đây là cấp cứu cho bội chi", TS Lê Đăng Doanh nói.
-
Giới phân tích đánh giá, lạm phát và thâm hụt ngân sách được cho là hai yếu tố chính khiến thuế môi trường với xăng dầu được điều chỉnh tăng lên kịch khung, đặc biệt là khi dư địa cho chính sách tài khóa đang rất eo hẹp khi nợ công tiến gần tới mức tối đa cho phép nhưng ngân sách Nhà nước hàng năm vẫn tiếp tục thâm hụt.
-
Đề xuất sửa luật, nới khung thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng trong đó có xăng dầu sẽ chưa được bàn trong chương trình họp của Quốc hội năm 2019 như mong muốn trước đó của Bộ Tài chính.
-
TS Huỳnh Thế Du cho biết: Bộ Tài chính đã trích dẫn các ý kiến của ông chưa đầy đủ đã gây hiểu nhầm. Với mức thuế từ 10-20.000đồng/lít xăng nếu áp dụng tại Việt Nam cũng chưa có cơ sở và nghiên cứu chính xác.
-
Nếu tính toán dựa trên mô hình ngoại tác tiêu cực và tính phi hiệu quả (với chi phí ngoại tác tiêu cực đối với xăng được lấy theo đánh giá của một tổ chức uy tín của Mỹ) thì mức thuế BVMT đối với xăng của Việt Nam cần phải điều chỉnh ở mức từ 10.000-20.000 đồng/lít.
-
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chỉ đạo quyết liệt xử lý nợ đọng các khoản thuế theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1.1.2018. Đồng thời, có biện pháp hiệu quả chống thất thu thuế, nhất là đối với hộ kinh doanh cá thể, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường.
-
Khi góp ý về dự thảo Nghị quyết biểu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, nhiều bộ cho rằng cần phải cẩn trọng với tác động đến đời sống và sản xuất của người dân, doanh nghiệp.
-
Mặc dù hầu hết các ý kiến của chuyên gia và người dân đều phản đối, nhưng Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng vẫn gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội với mức thuế bảo vệ môi trường với xăng là 4000 đồng/lít. Vậy Bộ Tài chính đưa ra “lấy ý kiến” để làm gì? Mỗi lít xăng cõng 4.000 đồng tiền thuế, lợi ích thuộc về ai?