Thuế bảo vệ môi trường

  • Cụ thể, mức thuế đối bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng được Bộ Tài chính đề nghị mức kịch trần là 4.000 đồng mỗi lít, tăng 1.000 đồng so với hiện hành. Còn mặt hàng dầu là 2.000 đồng mỗi lít, tăng 1.100-1.700 đồng/lít so với mức hiện hành.
  • Saigon Petro đề xuất giảm thuế môi trường đối với xăng nhiên liệu sinh học E5 nhằm kích cầu tiêu dùng. Đáp lại kiến nghị này, Bộ Tài chính lại đưa ra đề xuất tăng thuế môi trường kịch khung đối với các loại xăng khoáng.
  • “Tôi nghĩ rằng vấn đề chính là tính minh bạch. Bình thường ngành thuế không giải trình được cho người dân là thu thuế từ họ như vậy thì dùng làm gì? Nếu là tăng thuế BVMT với xăng dầu để bảo vệ môi trường thì phải chứng minh cho họ là hoạt động bảo vệ môi trường tiến hành ra sao, môi trường được cải thiện như thế nào”, chuyên gia Phạm Chi Lan đặt vấn đề.
  • Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, việc tăng thuế BVMT với xăng dầu và một số mặt hàng lên kịch khung sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng hàng hoá thân thiện với môi trường như xăng E5, xăng E10, dầu diezel D5, D10, túi nylon thân thiện với môi trường…
  • Tại báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến về dự án Nghị quyết biểu thuế bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu dự kiến tăng lên kịch khung từ từ ngày 1.7.2018, Bộ Tài chính cho biết: “Đa số ý kiến nhất trí với nội dung dự thảo”.
  • Theo ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), giá xăng dầu của chúng ta hiện nay so với các nước có chung đường biên giới, các nước châu Á cũng như một số nước thế giới ở mức thấp. Theo xếp hạng 167 nước thì Việt Nam đứng thứ 45 từ thấp đến cao. Như vậy, giá bán lẻ của chúng ta thấp hơn 122 nước.
  • Trao đổi với mục “Góc nhìn chuyên gia” của Dân Việt, TS. Đinh Tuấn Minh, chuyên gia kinh tế, cho rằng đề xuất tăng thuế BVMT với xăng, dầu của Bộ Tài chính thực tế nhằm tìm cách tăng thu cho ngân sách. Sắc thuế này tác động trực tiếp tới người nghèo do nhu cầu đi lại cao hơn và không thể tìm được sản phẩm thay thế.
  • Đề xuất nâng mức thuế BVMT lên kịch khung với xăng, dầu và một số loại nhiên liệu khác của Bộ Tài chính được các chuyên gia đánh giá sẽ gây rất nhiều tác động và hệ lụy tới đời sống người dân, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.
  • Bộ Tài chính mới đây đã công bố dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, từ 1.7.2018, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu được đề xuất tăng lên kịch khung quy định của luật.
  • Xăng E5 đang bị áp mức thuế bảo vệ môi trường khá cao. Các doanh nghiệp kêu rằng, việc áp thuế như vậy sẽ đẩy giá bán lên cao, khó khuyến khích được người dân sử dụng.