Thương mại điện tử Đông Nam Á: Những dự báo choáng ngợp

Huỳnh Dũng Thứ tư, ngày 22/09/2021 09:02 AM (GMT+7)
Bất chấp những bất ổn do đại dịch Covid-19 gây ra, khu vực Đông Nam Á đang cho thấy khả năng phục hồi với một ngành thương mại điện tử đầy hứa hẹn, mở ra cơ hội lớn hơn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử.
Bình luận 0

Theo báo cáo từ Facebook and Bain & Company, khi các chính phủ khuyến khích mọi người ở nhà, thực hiện giãn cách xã hội để làm chậm sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, Đông Nam Á đã chứng kiến sự áp dụng nhanh chóng của các dịch vụ kỹ thuật số như thương mại điện tử, đặt đồ ăn và các phương thức thanh toán đều hoàn toàn qua hình thức trực tuyến. Và xu hướng đó có khả năng vẫn tiếp tục trong những năm tới.

Báo cáo dự đoán số lượng người mua sắm trực tuyến ở Đông Nam Á sẽ đạt 380 triệu người vào năm 2026. Ảnh: @AFP.

Báo cáo dự đoán số lượng người mua sắm trực tuyến ở Đông Nam Á sẽ đạt 380 triệu người vào năm 2026. Ảnh: @AFP.

Qua kết quả khảo sát hơn 16.000 người ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, Facebook and Bain & Company nhận thấy tốc độ nhanh chóng của việc ứng dụng kỹ thuật số trong thời gian đại dịch, cũng như dự đoán số lượng người tiêu dùng kỹ thuật số ở Đông Nam Á sẽ đạt 350 triệu người vào cuối năm nay.

Vào cuối năm 2021, Facebook and Bain & Company dự kiến sẽ có hơn 70% người từ 15 tuổi trở lên ở các quốc gia được khảo sát mua sắm trực tuyến. Báo cáo cũng dự đoán số lượng người mua sắm trực tuyến ở Đông Nam Á cũng sẽ đạt 380 triệu người vào năm 2026.

Trong số các quốc gia được khảo sát, báo cáo cho biết Indonesia, nền kinh tế lớn Đông Nam Á tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Dân số người tiêu dùng kỹ thuật số của quốc gia này được dự đoán sẽ tăng khoảng 15%, từ 144 triệu người vào năm 2020 lên 165 triệu người vào năm 2021.

Thương mại điện tử bùng nổ

Nhiều khu vực ở Đông Nam Á đang phải vật lộn với sự bùng phát trở lại của Covid-19 do biến thể Delta gây ra có khả năng lây truyền cực kỳ mạnh mẽ. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp ở một số nền kinh tế mới nổi. Do việc khóa cửa liên tục và hạn chế di chuyển khiến người tiêu dùng khó đến các cửa hàng truyền thống, điều này đã kích hoạt nhiều thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ hơn so với trước đây.

Cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 5/2021 cho thấy tỷ lệ những người được hỏi cho biết họ mua sắm "chủ yếu trực tuyến" đã tăng từ 33% vào năm 2020 lên 45% trong năm nay, với mức tăng lớn nhất đến từ Singapore, Malaysia và Philippines.

Đại dịch đã gây ra sự dịch chuyển mô hình trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng.Ảnh: @AFP.

Đại dịch đã gây ra sự dịch chuyển mô hình trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng. Ảnh: @AFP.

Facebook and Bain & Company còn dự đoán rằng, chi tiêu trực tuyến trung bình sẽ tăng 60%, từ 238 đô la mỗi người vào năm 2020 lên 381 đô la cho mỗi người tiêu dùng kỹ thuật số trong năm 2021. Báo cáo cho biết, thị phần bán lẻ trực tuyến ở Đông Nam Á đã tăng từ 5% vào năm 2020 lên 9% vào năm 2021, tốc độ này tăng nhanh hơn so với Brazil, Trung Quốc hoặc Ấn Độ.

Báo cáo cho biết: "Trong 5 năm tới, doanh số thương mại điện tử của Đông Nam Á cũng được dự đoán sẽ bắt kịp với các quốc gia này, tăng trưởng ở mức 14% mỗi năm."

Có thể thấy, nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á tiếp tục mở rộng theo hầu hết các chỉ số. Khu vực này có nhiều người tiêu dùng kỹ thuật số hơn, danh mục hàng hóa mua trực tuyến nhiều hơn, doanh số cao hơn. 

Với việc ngày càng có nhiều người đẩy mạnh chi tiêu của họ trên các nền tảng trực tuyến, tiêu dùng tập trung vào kỹ thuật số dường như ngày càng có xu hướng duy trì. Chi tiêu kỹ thuật số tiếp tục mở rộng trong bối cảnh đại dịch, với chi tiêu cho mỗi người và doanh số thương mại điện tử tổng thể đều tăng trưởng bùng nổ qua mỗi năm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem