Thưởng thức đặc sản "con không chân" được ví như "vàng trắng" đắt đỏ tại Nhật Bản

Trọng Hà Thứ bảy, ngày 18/12/2021 07:09 AM (GMT+7)
Món cơm lươn Nhật Bản rất quý giá, được gọi là "vàng trắng", nhưng giá trị của nó trên thị trường chợ đen đã khiến sinh vật này có nguy cơ tuyệt chủng.
Bình luận 0

Món đặc sản "con không chân" tại Nhật Bản đang có nguy cơ tuyệt chủng

Tsuyoshi Hachisuka nhẹ nhàng đặt những con lươn Nhật xiên lên vỉ nướng, chuẩn bị một món ăn Nhật Bản được nhiều người yêu thích. Loài sinh vật này hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng, khiến giá món ăn này bỗng tăng vọt. Lươn Nhật là một loài cá thuộc bộ cá chình, sống ở nước ngọt/lợ, nhưng đẻ ở nước mặn, tên khoa học là Anguilla japonica. Mặc dù có tên là lươn, nhưng chúng không phải họ hàng với loài lươn tại Việt Nam.

Thưởng thức đặc sản "con không chân" được ví như "vàng trắng" đắt đỏ tại Nhật Bản - Ảnh 1.

Đầu bếp Nhật Bản Tsuyoshi Hachisuka chế biến món lươn nướng tại nhà hàng của ông ở Hamamatsu, tỉnh Shizuoka, Nhật Bản. Ảnh: AFP

Được tiêu thụ trên toàn thế giới, lươn Nhật đặc biệt phổ biến ở châu Á, đặc biệt là ở Nhật Bản. Tại một số di tích được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ ở xứ sở mặt trời mọc, cho thấy lươn Nhật đã được ăn trên quần đảo này từ hàng nghìn năm trước.

Bất chấp sự nổi tiếng lâu dài của nó, nhiều điều về loài lươn Nhật vẫn còn là một bí ẩn. Không rõ chính xác cách nó sinh sản như thế nào. Nhiều nỗ lực trong việc nuôi và nhân giống chúng đã không đạt được thành công như mong đợi. Nguồn cung từ hoang dã do môi trường ô nhiễm đến đánh bắt quá mức đã giảm đáng kể trong những thập kỷ gần đây.

Thưởng thức đặc sản "con không chân" được ví như "vàng trắng" đắt đỏ tại Nhật Bản - Ảnh 2.

Đầu bếp người Nhật Bản Hachisuka nướng lươn tại nhà hàng của mình ở Hamamatsu. Ảnh: AFP

Trong khi sinh vật giống như con rắn này không được yêu thích vì vẻ bề ngoài, nhưng khi chế biến thành món ăn, nó lại trở thành đặc sản hảo hạng của ẩm thực Nhật Bản. Từ thế kỷ 17, lươn Nhật thường được chế biến theo phong cách kabayaki: xiên, nướng và nướng trong hỗn hợp nước tương và rượu gạo mirin.

Ở Shizuoka, miền trung Nhật Bản, nhà hàng của ông Hachisuka, 66 tuổi ở thành phố Hamamatsu đã sử dụng cùng một loại nước sốt trong suốt 4 thập kỷ. "Tôi điều chỉnh nó theo ý muốn. Nó không được quá ngọt hoặc quá mặn", ông nói.

Nhưng trong khi công thức vẫn giữ nguyên, sản phẩm của ông thì không được như vậy. Sản lượng đánh bắt hàng năm ở Nhật đã giảm còn 10% so năm 1960. Điều đó đã khiến giá cả tăng vọt, ngay cả ở một quốc gia đã phải chiến đấu trong nhiều năm để chống lạm phát nhảy vọt như Nhật Bản.

Hachisuka nói: "Món unaju - cơm lươn Nhật ngày nay đắt hơn gần ba lần so với khi tôi bắt đầu mở cửa tiệm".

Bí ẩn về sự sinh sản của cá chình hay còn gọi "con không chân" đã khiến các nhà khoa học mê mẩn trong hàng nghìn năm

Có 19 loài cá chình, nhiều loài trong số chúng hiện đang bị đe dọa. Năm 2014, cá chình Nhật Bản hay còn gọi là lươn Nhật được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp vào danh sách nguy cấp, trong đó trích dẫn các yếu tố bao gồm mất môi trường sống, đánh bắt quá mức, ô nhiễm và các rào cản di cư. Việc bảo vệ động vật rất khó bởi vòng đời phức tạp của chúng, diễn ra trên một khu vực rộng lớn và nhiều điều chưa biết về cách chúng sinh sản.

Thưởng thức đặc sản "con không chân" được ví như "vàng trắng" đắt đỏ tại Nhật Bản - Ảnh 3.

Ông Hachisuka nhúng lươn nướng vào nước sốt tại nhà hàng Hamamatsu của anh ấy. Ảnh: AFP

Bí ẩn về sự sinh sản của cá chình đã khiến các nhà khoa học mê mẩn trong hàng nghìn năm, ngay cả nhà triết học và tự nhiên học Hy Lạp cổ đại Aristotle cũng khó hiểu về nó. Ông đưa ra giả thuyết rằng cá chình chỉ cần trồi lên một cách tự nhiên trong bùn vì ông không thể tìm thấy dấu vết của ấu trùng của chúng.

Mari Kuroki, trợ lý giáo sư tại khoa sinh học thủy sinh của Đại học Tokyo, giải thích: "Chúng tôi nghĩ rằng loài cá chình xuất hiện khoảng 60 triệu năm trước, gần đảo Borneo. Khi sự trôi dạt lục địa ảnh hưởng đến các dòng hải lưu và khoảng cách giữa các khu vực cá chình sinh sống, đẻ trứng ngày càng lớn, sinh vật này đã thích nghi".

Thưởng thức đặc sản "con không chân" được ví như "vàng trắng" đắt đỏ tại Nhật Bản - Ảnh 4.

Ngư dân Nhật Bản kiểm tra lưới của mình ở Hamamatsu. Ảnh: AFP.

Hiện nó có mặt ở mọi đại dương ngoại trừ Nam Cực. Nhưng bất chấp sự phổ biến của chúng, phải đến đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học châu Âu mới phát hiện ra rằng cá chình châu Âu và châu Mỹ được sinh ra trên Biển Sargasso gần Cuba, với ấu trùng của chúng sau đó được mang theo dòng chảy đến các vùng khác nhau.

Năm 2009, một nghiên cứu khoa học đã xác định chính xác nơi sinh sản của cá chình Nhật Bản, ở phía tây quần đảo Mariana, cách bờ biển Nhật Bản khoảng 2.000 tới 3.000 km. Bằng chứng cho thấy loài này giao phối và đẻ trứng ngay tại chỗ, nhưng quá trình này vẫn chưa bao giờ được quan sát thấy. Khi chúng nở thành ấu trùng, các sinh vật này sẽ trôi dạt vào bờ biển. Chúng bơi vào các cửa sông và sông ở Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc, sống trong môi trường nước ngọt từ 5 đến 15 năm trước khi bơi ngược ra biển để đẻ trứng, sau đó chết.

Lươn Nhật dễ bị tổn thương bởi nhiều hành vi can thiệp tới môi trường sống của con người. Ccác hiện tượng liên quan đến biến đổi khí hậu như El Nino cũng ảnh hưởng đến các dòng hải lưu và nơi sinh sản của chúng.

Sự suy giảm môi trường sống nước ngọt, bao gồm cả quá trình phát triển của sông, cũng đóng một vai trò quan trọng. Các con đập có thể chặn các tuyến đường di cư và cá chình đôi khi bị mắc vào các tuabin thủy điện, nguyên nhân chính gây ra cái chết cho loài này.

Kể từ năm 2012, các nhà khoa học ở bốn vùng lãnh thổ nơi loài lươn Nhật được tìm thấy nhiều nhất đã cùng nhau hợp tác trong việc bảo tồn, đưa ra hạn ngạch nuôi trồng thủy sản vào năm 2015. Nhưng các hạn chế, bao gồm lệnh cấm xuất khẩu của Liên minh châu Âu vào năm 2010, đã tạo ra một thị trường chợ đen phát triển mạnh, với nạn săn trộm và buôn bán quốc tế.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem