Ông Quân cho biết: Số dự án (cả trong quy hoạch lẫn chưa thực hiện đầu tư) mà Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ loại bỏ chiếm khoảng 1/3 trong tổng số trên 1.100 dự án thủy điện của cả nước hiện nay. Hiện các địa phương đã đồng ý loại bỏ hơn 100 dự án thủy điện nhỏ, còn Bộ đang đề nghị Chính phủ loại bỏ tiếp tất cả các dự án thủy điện có công suất dưới 30MW. So với số dự án thủy điện hiện nay thì số đề nghị bỏ không phải ít.
|
Sập đổ tường thân đập tại công trình Thủy điện Đăk Mek 3. |
Các địa phương có phản ứng gì với đề nghị của Bộ không, thưa ông?
- Trước khi đề nghị bỏ các dự án thủy điện nhỏ, chúng tôi đã có rà soát quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án thủy điện trên cả nước. Nếu không kiến nghị Chính phủ loại bỏ các dự án thủy điện này thì bản thân các địa phương cũng không có tiền để đầu tư. Nhiều dự án chúng tôi đề nghị bỏ hiện còn chưa có nhà đầu tư nào đăng ký đầu tư kể từ khi được đăng ký phê duyệt quy hoạch hoặc đã thấy rõ hiệu quả thấp.
Với đề nghị lần này, các dự án thủy điện nhỏ sẽ sớm được dẹp bỏ, thưa ông?
- Việc này còn phải chờ Chính phủ chỉ đạo. Bộ mới trình nên Chính phủ chưa có ý kiến. Hiện vẫn còn một loạt dự án thủy điện chúng tôi đang tiếp tục yêu cầu các địa phương rà soát để tiếp tục tháo gỡ.
Khi kiến nghị Chính phủ loại bỏ, quan điểm của Bộ Công Thương là gì?
- Quan điểm của Bộ Công Thương là với các dự án thủy điện nhỏ gây hại thì không nên khuyến khích đầu tư. Các địa phương cần tính toán cụ thể về vấn đề này khi cấp phép các dự án thủy điện. Trong khâu thẩm định dự án cần đặc biệt lưu ý tới những ảnh hưởng nêu trên. Chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu các địa phương là với các dự án thủy điện chiếm nhiều diện tích rừng phải hết sức tránh; các dự án thủy điện ảnh hưởng tới môi trường, đến sản xuất và đời sống của người dân các địa phương cũng không được cấp phép đầu tư. Nhưng nhiều khi các tỉnh quá dễ dãi trong việc cấp phép các dự án này.
Mai Hương (thực hiện)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.