Thủy hử

  • Trong lịch sử, Tống Giang từng đứng đầu một cuộc khởi nghĩa nông dân, nhưng quy mô chỉ vài vạn người, không giao chiến trực tiếp với Cao Cầu và kết cục khác với truyện và phim.
  • Trong Thủy Hử, Thần hành Thái Báo Đới Tung được mô tả là người có thể chạy tới 800 dặm trong một ngày, là nhân vật độc nhất vô nhị của Lương Sơn. Nhưng tài chạy, đặc biệt là tốc độ của Đới Tung, nếu đặt bên cạnh những huyền thoại dương đại của môn điền kinh như Usain Bolt hay Eliud Kipchoge, liệu có nhanh hơn?
  • Thủy Hử có nhiều anh hùng, hảo hán giỏi bắn cung. Nhưng số 1, được tất cả thừa nhận chính là Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh. Nhưng đến phần Hậu Thủy Hử, trong lần đại quân Lương Sơn đi đánh dẹp Phương Lạp, đã xuất hiện một nhân vật với tài cung tiễn siêu phàm, không hề thua kém Tiểu Lý Quảng. Một tay cung bá đạo, đã trực tiếp và gián tiếp, gây ra cái chết của tổng cộng 13 đầu lĩnh Lương Sơn Bạc.
  • 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, chỉ có 3 đầu lĩnh là nữ, nếu không tính trường hợp của Quận chúa Cừu Quỳnh Anh, vợ Một Vũ tiễn Trương Thanh đến phần “Tục Thủy Hử” mới xuất hiện. Trong 3 cái tên: Mẫu Dạ Xoa Tôn Nhị Nương, Mẫu Đại Trùng Cố Đại Tẩu và Nhất Trượng Thanh Hỗ Tam Nương, thì nữ kiệt họ Hỗ (có chỗ phát âm là Hổ) là người gia nhập “Bến nước” sau cùng nhưng lại được xếp hạng khá cao, thứ 59.
  • Hắc Toàn Phong Lý Quỳ, đầu lĩnh thứ 22 của Lương Sơn Bạc, là 1 trong những nhân vật được Thi Nại Am nhắc tới nhiều nhất trong danh tác Thủy Hử của mình. Lý Quỳ có sức khỏe vô địch, giỏi võ nghệ, thường sử dụng 2 cây bản phủ (rìu sắt cán ngắn lưỡi to), là một chuyên gia đánh bộ. Lý Quỳ tính tình hung hăng lỗ mãng nhưng được coi là biểu tượng bậc nhất của sự ngay thẳng trung thành, tín nghĩa.
  • Thủy Hử của Thi Nại Am không chỉ là câu chuyện về 108 vị anh hùng “Thế thiên hành đạo” của Lương Sơn Bạc mà còn là một… bách khoa toàn thư về binh khí phổ thông thời cổ đại.
  • Nguồn gốc xuất thân và gia cảnh 108 anh hùng Lương Sơn Bạc trước khi hội tụ tại Bến nước là rất khác nhau. Có người lang bạt kì hồ nay đây mai đó, có kẻ chỉ là nông dân nghèo bị áp bức kiềm kẹp, không ít đầu lĩnh từng là giặc cướp hay đảm nhiệm 1 chức quan triều đình và cũng có những cái tên thuộc dạng đại tài chủ, của nả ăn mấy đời không hết. Dưới đây là Tốp 4 hảo hán “phú gia địch quốc” trước khi trở thành đầu lĩnh Lương Sơn Bạc
  • Lâm Xung là 1 trong những nhân vật được yêu thích nhất của Thủy Hử. Cuộc đời “Báo tử đầu”, từ chỗ là Giáo đầu dạy 80 vạn cấm quân ở thành Đông Kinh đến khi cùng đường phải lên Lương Sơn rồi trở thành đầu lĩnh bậc nhất “Thế thiên hành đạo” được Thi Nại Am chăm chút miêu tả rất kĩ lưỡng và sâu sắc. Nhưng Lâm Xung tuyệt nhiên chẳng phải là anh hùng cái thế, cũng chẳng hề là hảo hán đệ nhất. Chàng ta, trước khi tới Lương Sơn, chỉ là kẻ dù một thân bản lĩnh nhưng lại tầm thường, hèn nhát, nhu nhược và cũng đầy cơ hội.
  • 108 vị anh hùng tụ lại dưới cờ “Thế Thiên Hành Đạo” ở Lương Sơn Bạc, mỗi người một cảnh, tính cách nhiều khác biệt. Và nếu xét theo tiêu chí “trọng nghĩa khinh tài” của anh hùng hảo hán thời phong kiến, thì có 4 vị đầu lĩnh sau đây là những người bậc nhất đề cao nghĩa khí giang hồ mà xem thường chuyện tiền bạc.
  • Ngô Dụng là một trong số hơn chục đầu lĩnh thuộc hàng “khai quốc công thần” của nghĩa quân Lương Sơn Bạc. Dĩ nhiên, ban đầu những người mà Ngô Dụng thân thiết nhất chính là Tiều Cái, Nguyễn thị tam Hùng, Lưu Đường và Công Tôn Thắng – nhóm cùng chàng ta cướp lễ vật Sinh Thần cương, sau có thể kể đến Lâm Xung.