Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tháng 6/2024, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 875 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là tháng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ đầu năm tới nay. Theo đó, xuất khẩu thủy sản lũy kế nửa đầu năm nay mang về trên 4,4 tỷ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực đều có tăng trưởng cao trong tháng 6: Cá tra tăng 22%, cá ngừ tăng 40%, cua ghẹ tăng 59%. Riêng mặt hàng tôm tăng nhẹ 7%. Mực, bạch tuộc là sản phẩm duy nhất giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, cũng đặt ra mục tiêu tăng trưởng triển vọng vào thị trường thủy sản song thực tế tình hình sản xuất kinh doanh trong quý I/2024 của Thủy sản Nam Việt lại ghi nhận nhiều tín hiệu suy giảm với biên lãi gộp thu hẹp ngay trong quý đầu năm.
Quý I, Thủy sản Nam Việt ghi nhận doanh thu đạt 1.106 tỷ đồng, giảm 12%. Dù giá vốn hàng bán tiết giảm so với cùng kỳ nhưng trước sự sụt giảm mạnh của doanh thu nên biên lãi gộp trong kỳ đạt gần 10% trong khi cùng kỳ năm ngoái ghi nhận đạt 17,6%.
Dù tích cực giảm chi phí nhưng kết quả cả quý I vừa qua, lợi nhuận trước thuế của Nam Việt đạt 30,4 tỷ đồng. Sau thuế Nam Việt báo lãi giảm tới 82% xuống còn 17 tỷ đồng. Nếu đối chiếu với mục tiêu đề ra, hết quý I/2024, Thủy sản Nam Việt mới chỉ hoàn thành hơn 5% kế hoạch lợi nhuận.
Trong cả năm 2023, lãi ròng của Thủy sản Nam Việt cũng chỉ đạt 39 tỷ đồng - mức thấp nhất 7 năm, và hoàn thành 21% mục tiêu lợi nhuận đề ra. Ông Doãn Tới - Tổng giám đốc Thuỷ sản Nam Việt khi đó cho biết, mặc dù số lượng đơn hàng của công ty không hề ít nhưng lợi nhuận lại ghi nhận kết quả kém khả quan do giá vốn cao.
Trong kế hoạch trình ĐHĐCĐ, ANV thiết lập mục tiêu doanh thu 5.000 tỷ đồng năm nay, tăng 13% so với năm 2023 và lãi sau thuế 306 tỷ đồng, gấp 8 lần (tăng 685% so với thực hiện năm 2023). Với chỉ tiêu trên, HĐQT ANV dự kiến cổ tức dao động 5 -10%. Kế hoạch này cũng được cho là đầy tham vọng của Nam Việt.
Bên cạnh đó, Nam Việt còn dự kiến trở thành doanh nghiệp cá tra có vốn điều lệ lớn nhất sàn chứng khoán. Nam Việt trình cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ lệ 1:1. Tương đương mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Nếu phương án phát hành diễn ra thành công, vốn điều lệ của Nam Việt sẽ tăng từ 1.335 tỷ lên 2.667 tỷ đồng.
Cho đến nay, nhiều tổ chức tài chính vẫn đánh giá triển vọng kinh doanh năm nay của Thủy sản Nam Việt sẽ tích cực hơn khi giá xuất khẩu cá tra dự kiến phục hồi trong bối cảnh nhu cầu tăng và nguồn cung giảm.
Công ty Chứng khoán BIDV nhận định, năm 2024, nhu cầu tiêu thụ cá tra sẽ dần hồi phục khi lạm phát hạ nhiệt, chi tiêu của người dân tăng trở lại, nhất là những tháng cuối năm. Mảng tiêu thụ cá tra nội địa của Nam Việt sẽ tốt hơn. Ngoài ra, giá cá tra xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc kỳ vọng sẽ tăng nhờ nhu cầu hồi phục, trong khi nguồn cung thu hẹp và điều kiện thuỷ văn không thuận lợi giai đoạn đầu năm 2024.
Theo báo cáo mới công bố của hãng chứng khoán Vietcombank Securities (VCBS), tổ chức này cũng kỳ vọng doanh thu thuần của ANV năm 2024 đạt 4.999 tỷ đồng, tăng 12%; lợi nhuận sau thuế đạt 220 tỷ đồng, gấp 5,2 lần so với thực hiện năm 2023.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) hiện đánh giá, tình hình xuất khẩu cá tra sẽ khởi sắc từ quý III/2024, qua đó giúp tăng giá xuất khẩu thêm ít nhất 10% so với giá hiện tại.
Đối với Thủy sản Nam Việt, hoạt động kinh doanh của công ty có thể được hưởng lợi từ thị trường Mỹ khi tiếp tục được hưởng mức thuế chống bán phá giá là 0% (theo POR19) và giá bán tại Mỹ có thể hồi phục trở lại. Đồng thời, Thủy sản Nam Việt cũng đang đẩy mạnh tệp khách hàng tại Trung Quốc, nhằm gia tăng doanh số tại thị trường này.
Hiện nay, Navico đã đảm bảo tự chủ 100% thức ăn cho việc nuôi trồng, 100% cá nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Trong đó gồm: 10 lines nhà máy thức ăn với công suất hơn 1.000 tấn thành phẩm/ngày; 14 vùng nuôi cá CTCP Nam Việt với tổng diện tích mặt nước đạt 152 ha; Gần 600 vùng nuôi Công ty TNHH MTV NTTS Nam Việt – Bình Phú; 4 nhà máy chế biến với tổng công suất thiết kế 1.000 tấn cá nguyên liệu/ngày. Qua đó, giúp Thủy sản Nam Việt giảm bớt chi phí nguyên liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH Nam Việt - tiền thân của Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico; HoSE: ANV) - được thành lập năm 1993 với vốn điều lệ 27 tỷ đồng, kinh doanh chủ yếu là công nghiệp và xây dựng dân dụng. Sang năm 2000, công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang chế biến thủy sản, chuyên chế biến xuất khẩu cá basa đông lạnh, cá tra.
Đến năm 2006, công ty chính thức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần, nâng vốn điều lệ lên 660 tỷ đồng. Cũng chính từ đây, vốn điều lệ của Thủy sản Nam Việt đã liên tục chứng kiến những bước bật tăng về vốn điều lệ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.