Cả hai chuyện đó không thể không khiến bên ngoài phải nhìn nhận EU bằng con mắt khác và đều tạo tiền lệ mới trong EU và là bằng chứng cho thấy EU trong thực chất không hẳn hoàn toàn như hình ảnh EU muốn biểu hiện ra bên ngoài từ lâu nay.
Lần đầu tiên, EU huy động tài chính để giải thoát một thành viên khỏi cuộc khủng hoảng tài chính do chính thành viên đó gây ra. EU cứu Hy Lạp là để cứu đồng tiền chung Euro, mà cứu đồng Euro cũng là để cứu cả EU.
Tuy Hy Lạp phải chấp nhận không ít điều kiện liên quan đến tài chính ngân sách và cả chính sách kinh tế, nhưng việc bỏ tiền ra cứu Hy Lạp cũng có nghĩa từ nay EU phải cứu những thành viên khác lâm vào tình cảnh khó khăn như nước này, bất kể nguyên nhân đưa đến tình thế ấy là khách quan hay chủ quan. Những ứng cử viên mới sắp thuộc diện phải cứu trợ đã lộ diện.
Luật cấm đoán nói trên ở Bỉ sẽ thúc đẩy sự ra đời những luật lệ tương tự ở nhiều quốc gia châu Âu khác.
Có thể nói là cuộc thập tự chinh chống sự lan toả của Đạo Hồi đã bắt đầu được hợp pháp hoá ở châu Âu. Cho dù các quốc gia này có lập luận kiểu gì đi nữa, thì việc cấm đoán đó vẫn không thể được coi là bằng chứng về sự giao thoa hài hoà giữa các nền văn hoá và tự do tín ngưỡng thực sự.
So với những gì EU đã đạt được trong tiến trình nhất thể hoá khu vực thì hai tiền lệ này đều là bước thụt lùi, nếu như không nói là đảo ngược.
Triệu Anh Túc
Vui lòng nhập nội dung bình luận.