Tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn: Lai Châu còn “nợ” 40 công trình

Thứ tư, ngày 17/11/2010 09:51 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Do các công trình đang xây dựng hoặc xây dựng xong nhưng chưa thể quyết toán nên việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn trên địa bàn tỉnh Lai Châu chưa thể về đích.
Bình luận 0
img
Lắp đồng hồ điện ở Than Uyên, Lai Châu.

Khó về đích trong năm 2010

Ông Trần Minh Quang – Phó Phòng kinh doanh điện năng - Điện lực Lai Châu cho biết, việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, theo chủ trương của Chính phủ và của tập đoàn cơ bản hoàn thành.

Tuy nhiên, do một số công trình đầu tư mới chưa hoàn thiện nên ngành điện chưa tiếp nhận được.“Hiện nay, còn khoảng hơn 40 công trình, trong đó có công trình đã đàm phán tiếp nhận rồi, nhưng thủ tục pháp lý thì chưa xong do xây dựng chưa xong nên được quyết toán. Một thực tế là có những công trình xây dựng, có thể mấy năm sau mới được quyết toán” - ông Minh nói.

Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty Điện lực Lai Châu đã tiếp nhận và bán trực tiếp điện thêm 10.948 hộ khách hàng với tổng kinh phí cải tạo tối thiểu giai đoạn 1 là hơn 4,5 tỷ đồng.

Theo ông Minh, để công tác tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn sớm về đích, Sở Công Thương Lai Châu đã chỉ đạo, sau khi các công trình xây dựng xong là ngành điện có thể được tiếp nhận và đưa vào vận hành trước các hàng mục công trình.

Tuy nhiên, do địa bàn rộng, về mùa mưa việc vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng rất khó khăn nên các công trình này rất khó hoàn thành trong năm 2010. T

heo ông Minh, phần lưới điện người dân đóng góp, đến hiện tại cơ bản là xong, chỉ còn lại một trạm biến áp ở xã Tân Uyên do người dân tự đóng góp xây dựng là chưa bàn giao. Nguyên nhân là do địa bàn cách xa trung tâm nên cả một xóm ở đây đã đầu tư một trạm biến áp trước đó.

Theo ông Pham Chiến Thắng – Phó Giám đốc Điện lực huyện Phong Thổ (Lai Châu), hiện tại trên địa bàn huyện đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án cải tạo lưới điện sau tiếp nhận như chốt chỉ số, thay toàn hơn 600 công tơ mới, sửa chữa cơ bản đường dây khu vực trung tâm huyện…

Cũng theo ông Thắng, người dân trên địa bàn huyện là chủ yếu người dân tộc nên các hộ sử dụng điện rất ít. Trung bình chỉ 30kwh trên một hộ mỗi tháng. Khi ngành điện bán trực tiếp tới các hộ gia đình, nhiều người dân rất phấn khởi, mua sắm thêm máy móc, thiết bị điện sinh hoạt trong nhà như quạt, ti vi, nồi cơm điện… thậm chí cả tủ lạnh.

Vẫn còn nhiều cột điện bằng tre

Chỉ tính riêng các hạng mục sửa chữa tối thiểu trên địa bàn tỉnh Lai Châu sau tiếp nhận giai đoạn 1, công ty điện lực đã phải bỏ ra một khoảng chi phí khá lớn. Tại huyện Than Uyên, các xã Mường Than, Nà Cang, Mường Khoan, Thân Thuộc, Pắc Ta, kinh phí phải bỏ ra hơn 2,3 tỷ đồng; huyện Phong Thổ gồm có thị trấn Phong Thổ và xã Mường So với kinh phí gần 2 tỷ đồng; các xã Bản Bọ, Hồ Thầu huyện Tam Đường kinh phí gần 1 tỷ đồng; xã San Thàng thuộc thị xã Lai Châu hơn 600 triệu đồng.

“Ngành điện chỉ kéo được điện tới những khu trung tâm. Từ Trung tâm, muốn kéo dây vào tới nhà, nhiều nơi khoảng cách tới hàng cây số nên đành phải dùng tạm cột tre, cột gỗ có sẵn. Theo quan sát của chúng tôi, những chiếc cột tre, cột gỗ với lưới điện chằng chịt kéo vào nhà dân ở nơi đây vẫn còn rất phổ biến do đặc điểm địa bàn xa, rộng.

Ngành điện cũng thừa nhận là có việc đó và tồn tại từ trước khi hợp tác xã quản lý. Sau khi tiếp nhận, phải có thời gian để ngành điện đầu tư thay thế dần cột tre, cột gỗ tạm bợ cho người dân. Bởi trước mắt, dù cố gắng nỗ lực cũng chỉ đầu tư được thay thế và sửa chữa những chỗ quá cũ nát, mất an toàn và toàn bộ công tơ đo đếm sau tiếp nhận.

Ông Trần Quang Minh cho biết thêm, trước đó ở một số địa bàn, các hợp tác xã điện tự quản lý, có khoảng 6 - 7 nhân công. Khi ngành điện tiếp nhận, số này mất việc làm nên nhiều hợp tác xã không muốn bàn giao dẫn đến tiến độ tiếp nhận bị chậm lại. “Mặc dù ngành điện rất muốn mời những nhân công cũ của hợp tác xã tiếp tục làm việc cho ngành điện, tuy nhiên, do số lượng quá nhiều, mặt khác những nhân công cũ của hợp tác xã lại không có đủ chuyên môn về điện nên không thể tiếp nhận được hết.

Chính vì thế, chúng tôi đã đưa ra phương án hỗ trợ 6 tháng lương để những nhân công cũ của hợp tác xã tìm việc làm mới” - ông Minh cho biết. Ngoài ra, tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn tại tỉnh vùng cao cũng gặp rất nhiều khó khăn do địa bàn rộng. Có chỗ đi xa nhất vào trung tâm xã cũng đã hơn 100 cây số, nhiều địa bàn còn phải đi bộ hàng chục cấy số mới vào được tới nơi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem