Tiếp tục tăng quyền lợi cho chủ rừng

T.A Thứ tư, ngày 19/10/2016 06:10 AM (GMT+7)
Theo dự kiến, dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sẽ trình Chính phủ vào ngày cuối tháng 1.2017 sau đó đưa ra Quốc hội xem xét. Về việc sửa đổi luật, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho biết: Trên cơ sở tổng kết đánh giá Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, luật mới sẽ kế thừa những thành quả được đánh giá là phù hợp với thực tiễn và xu hướng của quốc tế như: Bảo vệ rừng, khoán giao đất, giao rừng, xã hội hóa lâm nghiệp, làm cho rừng có chủ thực sự hơn. “Luật sẽ điều chỉnh để phù hợp với Hiến pháp 2013; trong đó, chế định về sở hữu rừng thay đổi” - ông Tuấn nói.
Bình luận 0

Cụ thể, theo thứ trưởng, trong Hiến pháp 2002 quy định rừng núi là sở hữu nhà nước, nhưng Hiến pháp 2013 quy định tài nguyên thiên nhiên là tài sản quốc gia. Đây là việc quan trọng để có thể thể chế hóa trong luật và làm tiền đề cho những văn bản dưới luật khi thực hiện xã hội hóa sẽ đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ rừng. Việc thay đổi này sẽ làm thay đổi toàn bộ các chính sách đối với các chủ rừng khác nhau.

img

Chăm sóc rừng trồng ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Ảnh: T.L

“Việc điều chỉnh lần này sẽ quản lý ngành lâm nghiệp theo chuỗi. Như vậy, phạm vi điều chỉnh không chỉ bảo vệ và phát triển rừng mà có quy định về xử lý rừng bền vững như khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm… Ngoài ra, khi là nền sản xuất hàng hóa thì cần phải hài hòa với các quy định quốc tế mà Việt Nam là thành viên bao gồm cả hiệp định, hiệp ước quốc tế, hiệp định song phương, đa phương về thương mại… trong các tiêu chuẩn, tiêu chí về quản lý rừng bền vững”- Thứ trưởng Hà Công Tuấn nêu rõ.

Luật sửa đổi lần này sẽ có bổ sung một mục quy định về sở hữu rừng dựa trên Hiến pháp 2013. Theo ông Tuấn, mặc dù vẫn là 6 chủ rừng cơ bản nhưng quyền và trách nhiệm sẽ thay đổi. Chẳng hạn, đối với rừng trồng, người sở hữu rừng sẽ có đủ 3 quyền: Định đoạt, sử dụng, chiếm hữu. Với 3 quyền này, chủ rừng sẽ được “cởi trói” so với trước đây. “Trước đây, dù rừng của mình nhưng khi khai thác chủ rừng vẫn phải xin phép chính quyền, sắp tới chủ rừng có toàn quyền sử dụng đất rừng và lâm sản miễn là nằm trong quy hoạch của địa phương” - ông Tuấn nêu rõ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem