Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Zelensky.
"Chính quyền Biden chỉ muốn giữ nguyên tình hình cho đến cuộc bầu cử tiếp theo, khi Ukraine trở thành vấn đề của Trump hoặc họ lại nghĩ đến khả năng giải quyết hòa bình", Anatole Lieven, giám đốc Chương trình Á-Âu tại Viện nghiên cứu Quincy nói với ấn phẩm.
Bài báo lưu ý vì những lý do này, Washington buộc phải ngăn chặn sự sụp đổ của Ukraine, đồng thời không để xung đột leo thang đến mức Nga có thể phản ứng gay gắt.
Chuyên gia nói thêm: "Ukraine trở nên yếu hơn. Khi áp lực của Nga đối với Ukraine ngày càng tăng, việc đi theo đường lối ngày càng trở nên khó khăn hơn".
Dmitry Peskov - thư ký báo chí của Tổng thống Nga lưu ý, các nước NATO cố tình bước vào một vòng căng thẳng mới, kích động Ukraine tiếp tục cuộc chiến vô nghĩa. Ông nhấn mạnh, điều chắc chắn sẽ gây ra hậu quả và cuối cùng gây thiệt hại lớn cho lợi ích của những quốc gia đi theo con đường leo thang xung đột.
Trong một diễn biến khác, thiếu tướng Christian Freuding, người đứng đầu ban tham mưu đặc biệt về các vấn đề Ukraine của Bộ Quốc phòng Đức, thừa nhận trên kênh truyền hình ARD rằng Kiev có khả năng sẽ dùng từ hệ thống phòng không Patriot do Berlin chuyển giao bắn hạ máy bay Nga bay trên lãnh thổ Nga.
"Hoàn toàn có khả năng các hệ thống Patriot giờ đây cũng sẽ được sử dụng ở khu vực Kharkov và phía trên lãnh thổ Nga. Chúng có thể được sử dụng trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Chúng tôi khá chắc chắn rằng người Ukraine sẽ tuân thủ nó (luật pháp quốc tế)", viên tướng nói.
Đồng thời, Freuding không nói rõ liệu lãnh thổ Nga có bị bắn phá bằng vũ khí do Đức cung cấp hay không.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 30/5 thông báo Berlin vào giữa tháng 4 đã quyết định chuyển giao tổ hợp Patriot thứ ba tới Kiev.
Theo báo Bild trích dẫn nguồn tin riêng cho biết, quân đội Ukraine ít nhất từng một lần sử dụng một trong những tổ hợp phòng không do Đức cung cấp để tấn công các mục tiêu của Nga dù chưa được phép.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.