Tiết lộ chi phí sản xuất iPhone 14: Apple đã phải "gồng mình" ra sao?
Tiết lộ chi phí sản xuất iPhone 14: Apple đã phải "gồng mình" ra sao?
Huỳnh Dũng
Thứ hai, ngày 10/10/2022 10:32 AM (GMT+7)
Một phân tích hóa đơn vật liệu (BoM) mới ở dòng iPhone 14 cho thấy, chi phí sản xuất những chiếc flagship mới này đã tăng khoảng 20% so với các thiết bị tiền nhiệm dòng iPhone 13. Phần lớn chi phí gia tăng này nằm ở bộ chip xử lý A16 Bionic.
Tạp chí Nikkei cho biết, chi phí sản xuất các mẫu điện thoại hàng đầu của Apple trong dòng iPhone 14 đã tăng khoảng 20% so với mẫu trước đó lên mức cao nhất mọi thời đại. Tóm tắt về các chức năng mới, iPhone 14 vẫn phản ánh chiến lược của Apple trong việc giới thiệu các thiết bị có hiệu suất cực cao như chip 4 nanomet độc quyền và các thành phần camera mới.
Công ty đã không tăng giá cho mẫu máy mới nhất của mình ở Mỹ và một số thị trường khác, nhưng chi phí sản xuất cao hơn đồng nghĩa với việc biên lợi nhuận của công ty có thể bị thu hẹp nhất định. Hay nói cách khác, tỷ suất lợi nhuận của Apple khi kinh doanh dòng iPhone 14 có thể thấp hơn do tác động của chi phí sản xuất gia tăng.
Minatake Kashio của Fomalhaut Techno Solutions, một công ty nghiên cứu có trụ sở tại Tokyo, đã giúp Nikkei kiểm tra ba mẫu máy và tiến hành phân tích hóa đơn vật liệu (BoM) mới ở dòng iPhone 14, ông cho biết: trong dòng iPhone 14, ra mắt vào tháng 9, Fomalhaut ước tính rằng chi phí sản xuất trong mô hình hàng đầu của Apple iPhone 14 Pro Max tính theo bộ phận đã tăng 20%. Chi phí sản xuất iPhone 14 Pro Max ước tính có giá 501 USD so với 461 USD của iPhone 13 Pro Max.
Apple đã tăng giá cho dòng iPhone 14 tại Nhật Bản, với lý do đồng yên yếu hơn. Tuy nhiên, tại Mỹ, iPhone 14 Pro Max với dung lượng lưu trữ nhỏ nhất được bán với giá 1.099 USD - không thay đổi so với phiên bản 2018 tương ứng, XS Max. Công ty dường như đã quyết định chịu lãnh thêm chi phí sản xuất thay vì chuyển chúng cho người tiêu dùng.
Chi phí sản xuất cao hơn chủ yếu là do chip A16 Bionic được sử dụng trong các mẫu iPhone 14 Pro và Pro Max. Con chip độc quyền này có giá 110 USD - gấp hơn 2,4 lần so với phiên bản A15 được sử dụng trong iPhone 13 Pro Max ra mắt năm ngoái. Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) và Samsung Electronics của Hàn Quốc là những công ty duy nhất có thể sản xuất hàng loạt chủng chip 4 nm này.
Chi phí cao hơn của A16 có thể một phần là do chip được sản xuất dựa trên quy trình 4nm của TSMC, trong khi chip A15 dựa trên quy trình 5nm. Kết quả benchmark trên Geekbench 5 cho thấy chip A16 mang lại hiệu suất đa nhân nhanh hơn khoảng 15% đến 17% so với chip A15. Chip iPhone có thể tiếp tục tăng giá khi quá trình thu nhỏ tiếp tục, với những tin đồn cho thấy chip A17 trong các mẫu iPhone 15 Pro sẽ dựa trên quy trình 3nm của TSMC và một báo cáo của DigiTimes gần đây cho biết TSMC sẽ bắt đầu sản xuất số lượng lớn chip 2nm vào năm 2025.
Ngoài ra, IPhone 14 cũng có các thành phần camera mới bao gồm cảm biến hình ảnh CMOS của Tập đoàn Sony. Các cảm biến này lớn hơn tới 30% so với các cảm biến được tìm thấy trong các mô hình trước đó và có giá cao hơn khoảng 50%. Màn hình OLED có thể sẽ đắt hơn rất nhiều vì nó được cho là sử dụng vật liệu cao cấp hơn.
Các cảm biến hình ảnh của Sony cũng được thiết kế để hoạt động tốt trong các tình huống thiếu sáng với độ nhiễu hình ảnh tương đối ít, giảm bớt sự cần thiết của công nghệ phần mềm sau khi chụp để tạo ra các bức ảnh và video chất lượng. Những thành phần này và các thành phần camera hiệu suất cao khác mang đến cho iPhone phương tiện để chụp những bức ảnh tươi sáng, sống động trong nhiều môi trường ánh sáng khác nhau.
Những năm trước, nhà sản xuất chip Mỹ Qualcomm từ lâu đã trở thành nhà cung cấp chip truyền thông chính cho iPhone. Nhưng gần đây chip riêng của Apple đã xuất hiện bất cứ khi nào chiếc iPhone mới được phát hành. Apple đã mua lại bí quyết sản xuất chip cho điện thoại thông minh từ Intel vào năm 2019, và dự kiến sẽ tăng cường sử dụng chip của riêng mình do tranh chấp sở hữu trí tuệ năm 2017 với Qualcomm cuối cùng đã được giải quyết vào năm 2019.
IPhone 14 cũng tích hợp chip quản lý năng lượng của riêng Apple sau khi công ty mua lại một phần của Dialog Semiconductor có trụ sở tại Anh vào năm 2018.
Linh kiện cho iPhone 14 chủ yếu đến từ các nhà cung cấp của Mỹ, chiếm 32,4% chi phí linh kiện - tăng khoảng 10 điểm phần trăm so với model năm 2021. Hàn Quốc, nhà cung cấp số một trong năm ngoái, đã chứng kiến thị phần của họ giảm hơn 5 điểm xuống 24,8%. Tỷ lệ linh kiện do Apple tự sản xuất tăng lên góp phần làm tăng tỷ lệ mua sắm từ Mỹ.
Apple đã chuyển phần lớn sản xuất iPhone sang Trung Quốc. Nhưng hiện công ty đang chuyển hướng sang những nơi khác như Ấn Độ và Đông Nam Á trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Việc Apple xem xét lại chuỗi cung ứng các sản phẩm điện tử và linh kiện khác có thể thay đổi chiến lược mua sắm trong tương lai.
Apple đã giới thiệu chức năng SOS khẩn cấp qua vệ tinh trong iPhone 14, nhưng ban đầu kết nối này sẽ chỉ có sẵn cho người dùng ở Mỹ và Canada từ tháng 11.
Fomalhaut không tìm thấy thành phần nào trong iPhone 14 dành riêng cho chức năng này, có thể do tần số liên lạc qua vệ tinh chỉ liên quan đến phần mềm.
Bất chấp giá linh kiện tăng vọt, Apple vẫn giữ nguyên giá bán các mẫu iPhone 14 của mình. Điều này có thể thay đổi vào năm tới khi Apple được cho là đã đồng ý với việc tăng giá chip của TSMC. Năm ngoái, Nikkei Asia đã báo cáo rằng người tiêu dùng nên chuẩn bị trả nhiều tiền hơn cho điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay và máy tính trong tương lai gần do tình trạng thiếu linh kiện toàn cầu đang diễn ra nghiêm trọng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.