Tiết lộ hiện tượng kỳ lạ giúp Ukraine bắn chìm tàu ​​chiến Nga ở khoảng cách 90km

Minh Nhật (theo Daily Mail) Chủ nhật, ngày 19/11/2023 07:31 AM (GMT+7)
Các nhà khoa học vừa tiết lộ hiện tượng thời tiết kỳ lạ có thể đã giúp Ukraine bắn chìm tàu ​​chiến Nga ngoạn mục ở khoảng cách 90km, theo Dailymail.
Bình luận 0
Tiết lộ hiện tượng kỳ bí giúp Ukraine đánh chìm tàu chiến Nga ở khoảng cách 90km - Ảnh 1.

Tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Moskva của Nga bị tấn công vào ngày 13/4/ 2022 và vài ngày sau, các báo cáo chính thức xác nhận rằng nó đã bị chìm. Ảnh Daily Mail.

Theo một nghiên cứu mới, một hiện tượng thời tiết kỳ lạ có thể đã giúp Ukraine nhắm mục tiêu và tấn công chính xác tàu chiến Nga từ khoảng cách 90km.

Tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Moskva của Nga bị tấn công vào ngày 13/4/2022 và vài ngày sau, các báo cáo chính thức xác nhận rằng nó đã bị chìm. Ngay sau vụ việc, lập tức có thông tin Ukraine tuyên bố đã sử dụng hai tên lửa chống hạm R-360 Neptune để đánh chìm Moskva. Nhưng tên lửa Neptune của Ukraine đã có thể không thể chạm tới mục tiêu nếu không có hiện tượng kỳ lạ này xuất hiện.

Một nhóm các nhà vật lý Thụy Điển xác định rằng, chiến thắng của Ukraine là nhờ sự đảo ngược nhiệt độ giới hạn hay còn gọi là nghịch nhiệt, tức là khi không khí ấm hơn, nhẹ hơn ở bề mặt bốc lên, và không khí lạnh hơn, nặng hơn ở tầng đối lưu phía trên chìm xuống dưới. (Thông thường, không khí ở trên cao sẽ lạnh hơn. Nghịch nhiệt xảy ra khi không khí lạnh bị khóa ở độ cao thấp bởi "một chiếc nắp" là không khí ấm hơn).

Sự cố kỳ lạ này đã khiến radar của Ukraine “nhìn” được xa hơn thiết kế, cho phép nó hạ gục tàu địch ở tầm xa.

Cuộc tấn công được cho là đã giáng cho Nga một đòn nặng nề về mặt chiến thuật và mang tính biểu tượng trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến bắt đầu vào tháng 2/2022.

Theo các nhà nghiên cứu, những người điều khiển radar và vũ khí của Ukraine lẽ ra đã không thể chạm tới tàu Nga.

Vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công, Moskva cách Odessa khoảng 80 hải lý (150km) về phía nam và cách bờ biển Ukraine 90km.

Hệ thống tên lửa Neptune của Ukraine  vận hành bằng radar có tên Mineral-U, một hệ thống radar "tìm kiếm và theo dõi" cung cấp tọa độ cho bệ phóng tên lửa trên đất liền để tấn công.

Tiết lộ hiện tượng kỳ bí giúp Ukraine đánh chìm tàu chiến Nga ở khoảng cách 90km - Ảnh 2.

Hai tên lửa chống hạm R-360 Neptune đã tấn công tàu tuần dương Moskva vào ngày 13 tháng 4 năm 2022. Lực lượng Ukraine đạt được thành tích này nhờ sự trợ giúp của một hiện tượng thời tiết kỳ bí. Ảnh Daily Mail.

Do tàu Moskva tại thời điểm phóng tên lửa nằm ngoài phạm vi radar thông thường của bất kỳ hệ thống radar trên mặt đất nào, nên vẫn còn một câu hỏi mở về việc làm thế nào radar Mineral-U có thể phát hiện ra tàu chiến này vào ngày 13/4/2022. Câu hỏi đó đã khiến các nhà khoa học là tác giả của nghiên cứu mới tìm hiểu và đưa ra câu trả lời liên quan đến hiện tượng nghịch nhiệt.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu khí tượng vào ngày xảy ra vụ tấn công tên lửa để mô hình hóa hoạt động của sóng radar vào ngày hôm đó.

 Dữ liệu khí tượng cho thấy những cơn gió kéo dài ngoài khơi bờ biển Ukraine đã mang các khối không khí lục địa khô và ấm ra biển, đè lên bên trên lớp không khí ẩm ướt và lạnh hơn vào ngày xảy ra vụ tấn công.

Sự đảo ngược này kéo dài từ đất liền đến vị trí của tàu tuần dương Moskva.

Các mô hình khí quyển cho thấy hiện tượng nghịch nhiệt đã cho phép sóng radar truyền đi thậm chí còn xa hơn bình thường, khiến Moskva xuất hiện trên radar Ukraine.

Một khi nó xuất hiện, việc bắn cặp tên lửa Neptune và tấn công tàu tuần dương Nga trở nên đơn giản.

Từ đó, các nhà khoa học nhận xét: “Điều đó cho thấy các điều kiện khí quyển phải được xem xét cẩn thận, ngay cả trong chiến tranh, vì tác động của chúng đối với sự lan truyền sóng radar có thể là đáng kể”.

Nga sau vụ tấn công, các quan chức Nga ban đầu tuyên bố rằng tàu Moskva bị hư hại vì một vụ nổ đạn dược. Một số người cho rằng Mỹ đã cung cấp tọa độ của Moskva cho lực lượng Ukraine. Những người khác nói rằng máy bay không người lái đã xác định được vị trí của con tàu. Nhưng bằng chứng cho những giả thiết trên bị thiếu hoặc không đầy đủ.

Các bản tin Ukraine vào cuối tháng 12/2022 xác nhận rằng các nhà điều hành radar Ukraine đã phát hiện ra một mục tiêu lớn trên radar của họ ngay trước khi phóng tên lửa Neptune.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem