Tiết lộ người bạn tri kỷ bí mật của Tổng thống Nga Putin (kỳ 1)

Đông Phong (theo the Guardian) Thứ sáu, ngày 28/11/2014 07:00 AM (GMT+7)
Xuất thân là điệp viên của Đông Đức, hoạt động cùng thời kỳ làm tình báo của Tổng thống Nga Putin và nay là một nhà tài phiệt khét tiếng... Mathias Warnig, người được xem là con bài bí mật trên lĩnh vực kinh tế của ông Putin.
Bình luận 0

Mỗi lần có dịp đến thủ đô Berlin của Đức, Tổng thống Nga Putin không quên tới quận Schoneberg để ghé thăm nhà hàng yêu thích là the Cafe des Artistes. Tại đây, ông chỉ dùng những món ăn đơn giản như thịt thái lát theo phong cách Zurich, hay thịt bê nấu nước sốt kem chua. Theo các phục vụ ở quán này, tổng thống Nga chưa bao giờ gọi những món ăn đắt tiền.

Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà ông Putin lại chọn the Cafe des Artistes. Lý do chính là bởi, người chủ của nhà hàng này là đầu bếp Stenfan Warnig - con trai của một người bạn Đức rất thân với tổng thống Nga. Ông Putin biết Stenfan từ khi anh còn là một cậu bé, vẫn thường xuyên chơi với 2 con gái nhà ông. Còn cha của Stefan - Matthias Warnig - là cánh tay đắc lực, người tâm phúc nhất của ông Putin trong lĩnh vực kinh tế.

"Nhà kinh tế" bí ẩn

Ông Matthias Warnig tuy là một người Đức nhưng hiện có chân rết ở hầu hết các ngành công nghiệp và ngân hàng lớn ở Nga. Trong lĩnh vực ngân hàng, ông cùng với 2 cổ đông lớn nhất của ngân hàng Rossiya, ông Yury Kovalchuk và Nikolai Shamalov, nằm trong một nhóm có tên gọi là "Ngân hàng những người bạn của Putin".

Ngoài ra, bản thân ông Warnig cũng là cổ đông lớn của ngân hàng VTB Bank, ngân hàng lớn thứ 2 ở Nga với hơn 100.000 nhân viên và chi nhánh Ngân hàng Dresdner tại Moscow.

img

Ông Matthias Warnig

Về công nghiệp, ông nằm trong thành phần ban giám đốc của công ty năng lượng lớn là Rusal, nằm trong top các công ty năng lượng lớn nhất thế giới, kiểm soát 5% sản lượng dầu mỏ toàn cầu. Ở Nga, ông còn có chân trong ban điều hành của công ty Transneft, công ty có mạng lưới đường ống dẫn dầu dài tới 70.000 km. Ông còn là chủ tịch của công ty nhôm Rusal, hãng sản xuất nhôm lớn nhất thế giới.

Nói đến xuất khẩu khí đốt, ông Warnig là giám đốc điều hành Nord Stream AG, công ty chuyên về đường ống dẫn khí nối giữa Vyborg của Nga với Lubmin của Đức, thông qua biển Baltic.

Điệp viên kinh tế kỳ cựu

 Trước khi trở thành tài phiệt kinh tế như hiện nay, ông Warnig có quá khứ ít người ngờ tới: điệp viên kinh tế tài năng của Bộ an ninh quốc gia, cơ quan chuyên trách phản gián và tình báo của Cộng hòa Dân chủ Đức (Stasi).

img

Tổng thống Nga Putin (trái) và ông Warnig (đứng sát) trong một bức ảnh hiếm hoi báo chí chụp được.

Ngày 1.4.1975, ông chính thức trở thành điệp viên của cục tình báo, trực thuộc bộ phận tình báo nước ngoài. Tại đây, ông nhanh chóng được cấp trên để ý và đào tạo cho những mục đích đặc biệt.

Năm 1977, ông thi vào Khoa Kinh tế của trường đại học Kinh tế ở Đông Berlin với bí danh là "Nhà kinh tế học" (The Economist). Khi còn học đại học, Warnig được biết đến là sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, nhiều tham vọng và cẩn trọng. Ông còn nổi tiếng là người say mê và am hiểu sâu sắc các học thuyết kinh tế. Ở tuổi 24, ông nhanh chóng lập gia đình và có 2 con, một trai, một gái.

Năm 1981, sau khi tốt nghiệp đại học, ông Matthias Warnig về làm việc tại Bộ Thương mại, nơi lý tưởng cho các hoạt động gián điệp công nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp, ông về làm việc ở Bộ Thương mại, nơi lý tưởng cho các hoạt động gián điệp công nghiệp, rồi nhanh chóng lập gia đình ở tuổi 24 và có 2 con, một trai và một gái.

Nhiệm vụ làm gián điệp kinh tế của ông Warnig càng cụ thể khi ông được chuyển sang thành phố Dusseldorf, Tây Đức làm đại diện thương mại với bí danh là "Arthur". Tại đây, ông thiết lập mối quan hệ mật thiết với một loạt nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng, bao gồm cả nhân viên quản lý ở Dresdner Bank AG, một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên mở chi nhánh tại Liên Xô (năm 1972).

Nhờ đó mà "Arthur" có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin có giá trị và báo cáo về sở chỉ huy các nội dung các cuộc hội đàm bí mật của ngân hàng phương Tây đang muốn tiến hành các đòn trừng phạt tài chính đối với khối Đông Âu, cũng như thông tin về các khoản tín dụng bí mật dành cho lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Tuy nhiên, sự sụp đổ của Bức tường Berlin đã khiến cuộc đời điệp viên của Warnig rẽ sang một lối khác. Ông được rút về Đông Đức và làm việc ở "tổng bộ" tình báo.

Còn tiếp...
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem