Tiết lộ từ người mẹ có 3 con trai theo học trường thuộc top danh tiếng nhất nước Mỹ

Tào Nga Thứ năm, ngày 30/12/2021 13:34 PM (GMT+7)
Dù bận rộn nhưng người mẹ này luôn dành thời gian cùng các con trưởng thành, dành cho con tình yêu vô bờ bến và tôn trọng con như một cá thể độc lập.
Bình luận 0

Bí quyết đưa 3 con trai vào trường Đại học Stanford

Trần Mỹ Linh, sinh năm 1955 tại Hong Kong (Trung Quốc), là con thứ 4 trong gia đình có 6 anh em. Cô theo học ngành Quốc tế học tại trường đại học Sophia, Nhật Bản, sau đó tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học trẻ em và Xã hội, Đại học Toronto, Canada. 

Năm 1985, cô kết hôn và sinh con đầu lòng Arthur (Kim Tử Hòa Bình) và năm 1986. Năm 1989, cô tới Mỹ theo học chương trình tiến sĩ Giáo dục học của Trường Đại học Stanford. Trong thời gian du học, cô sinh người con thứ 2 là Alex (Kim Tử Thăng Bình). Năm 1993, cô giành danh hiệu Tiến sĩ Giáo dục học. Năm 1996, cô sinh con trai thứ 3 là Apollo (Kim Tử Hiệp Bình) và năm 2015, tiếp nối anh cả, anh hai, con trai thứ 3 của cô cũng được nhận vào trường Đại học Stanford, trở thành đề tài bàn luận sôi nổi lúc bấy giờ.

Tiết lộ từ người mẹ có 3 con trai theo học trường danh tiếng bậc nhất nước Mỹ - Ảnh 1.

Trần Mỹ Linh và 3 con trai giỏi giang. Ảnh: P.B

Trong cuốn sách "50 bài học giáo dục từ người mẹ có 3 con trai theo học Stanford", Tiến sĩ Trần Mỹ Linh tâm sự: "Stanford? Ngôi trường vượt qua cả Harvard, có tỉ lệ cạnh tranh cao nhất, tỉ lệ nhận vào thấp nhất nước Mỹ ư?"; "Đưa 3 anh em vào học Stanford, lợi hại quá"; "Làm được như vậy bằng cách nào? Có bí quyết gì không?"... hàng loạt câu hỏi như vậy đều dồn hết về phía tôi.

Đây không phải là chuyện có thể giải thích rõ ràng một cách đơn giản được. Nước chảy đá mòn, không phải chuyện ngày một ngày hai. 

Các trường đại học ở Mỹ không coi thi viết là kỳ thi đầu vào thống nhất. Không giống như Nhật Bản, xuất hiện tình trạng dựa vào thành tích thi viết có thể "xoay chuyển tình thế". Trong các trường đại học của Mỹ, họ coi trọng nhất là thư xin học và nội dung bài luận chứ không phải bản thân kỳ thi đầu vào. Hơn nữa, ngoài việc xem xét thành tích các cuộc thi đánh giá xem học sinh có đủ kiến thức và khả năng để học đại học được phần lớn các nước trong khu vực nói tiếng Anh sử dụng (tức là SAT hoặc ACT), họ còn khảo sát thành tích của học sinh trong 4 năm từ cấp 2 đến cấp 3. Các mặt khác như khả năng ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, khả năng lãnh đạo, mức độ cống hiến xã hội, tiềm lực tương lai, đánh giá của giáo viên phụ trách khi tốt nghiệp và các giải thưởng từng đạt được cũng sẽ được dùng để tham khảo khi lựa chọn thí sinh. 

Do vậy, các bậc phụ huynh muốn đưa con mình vào trường đại học hàng đầu, bình thường phải chú ý làm phong phú cuộc sống của con, phát triển hết mức tiềm năng của con, phải bồi dưỡng con trở thành một người không chỉ học hành xuất sắc mà còn có năng lực và cá tính thu hút. Nếu không, dù thế nào cũng không thể bước chân vào các trường đại học hàng đầu được".

img
img

Trần Mỹ Linh chia sẻ kinh nghiệm đưa 3 con vào Đại học Stanford. Ảnh: P.B

Luôn dành thời gian cho con

Bà mẹ này chia sẻ thêm: "Hai vợ chồng tôi đều phải đi làm, thời gian không đủ còn phải chăm sóc con cái, nói chung rất vất vả. Chỉ đơn thuần chăm sóc con cái mạnh khỏe, bình an đã là một việc rất khó khăn rồi.

Thực sự có thể đưa các con vào trường đại học hàng đầu của Mỹ sao? Khi con còn nhỏ tôi không có gì chắc chắn về điều đó. Nhưng ở sâu trong đầu tôi luôn có khái niệm muốn bồi dưỡng các con trở thành nhân tài tầm cỡ thế giới, cũng có sự cảnh giác "không muốn lạc hậu với thời đại". Vì vậy, thân làm cha mẹ không muốn có bất cứ điều gì hối hận, chúng tôi quyết định hàng ngày phải làm tốt mọi việc trong khả năng của mình. 

Từ đó, phần lớn thời gian tôi đều cố gắng ở bên các con. Trong thời gian đó, tôi vận dụng mọi kỹ năng tâm lý học trẻ em mình đã học ở trường Đại học Toronto và lý luận giáo dục đã nghiên cứu ở khoa Giáo dục Đại học Stanford. Sau đó bổ sung thêm sự lý giải của bản thân và kinh nghiệm giáo dục của cha mẹ tôi, tạo ra "Phương pháp giáo dục kiểu Agnes". Đây là thử thách, cũng là một niềm vui mỗi ngày. 

Chồng tôi cũng cùng tôi dành phần lớn thời gian cho con. Sau một quá trình làm hết khả năng có thể cho đến bây giờ, cuối cùng chúng tôi đã thực hiện được nguyện vọng ba con trai đều thi đỗ Đại học Stanford. Trường đại học khó nhất nước Mỹ cuối cùng đã nhận cả 3 con tôi".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem