Tiều cái

  • Những kẻ tà dâm, cưỡng ép con gái nhà lành, tư thông vợ người khác, đặc biệt nhiều kẻ đội lốt nhà sư, đạo sỹ để làm việc xằng bậy đó… thì 100% đều bị các vị “anh hùng hảo hán” trong truyện tống tiễn xuống suối vàng.
  • Đến nay, nhiều di chỉ liên quan đến Tống Giang và Tiều Cái được phục dựng ở nguyên quán và nơi hoạt động của nghĩa quân Lương Sơn Bạc.
  • Theo Thủy Hử, cái chết của trại chủ Lương Sơn Tiều Cái bắt nguồn từ mũi tên độc của Sử Văn Cung trong trận chiến ở trại Tăng Đầu. Nhưng nhẽ đâu một giáo đầu võ nghệ siêu quần như Sử Văn Cung lại dùng độc tiễn-vốn là thủ đoạn "bàng môn tả đạo”.
  • Thạch Tú xuất hiện với tần suất dày đặc trong 7 hồi, từ 43-49 và điểm rất đáng chú ý là Thi Nại Am, như thể muốn nhấn mạnh về xuất thân bất minh và hành tung khó lườngcủa “Biện Mệnh Tam Lang” nên đã để chàng ta, cứ mỗi lúc, lại hóa thân thành một thân phận khác…
  • Đọc Thủy Hử, độc giả chúng ta hẳn tâm đắc với những trận đánh kinh thiên động địa của nghĩa quân Lương Sơn. Từ vụ cướp pháp trường Giang Châu cứu Tống Giang – Đới Tung, tấn công phủ Đại Danh giải thoát Lư Tuấn Nghĩa, trận chiến ở Độc Long Cương với hai nhà Hổ - Chúc hay lần đánh hạ Tăng Đầu Thị trả thù cho Tiều Cái…
  • Cái chết của trại chủ Tiều Cái phải chăng ẩn tàng một âm mưu tránh quyền đoạt vị. Ai là kẻ chủ mưu ám hại Thác Tháp Thiên Vương? Mũi tên độc đoạt mạng trại chủ Lương Sơn không phải do Sử Văn Cung bắn?
  • 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc tương ứng với ngần ấy 108 tinh tú trên trời. Nhưng trong Thủy Hử, chúng ta không thấy tác gia Thi Nại Am nhắc đến việc Thác Tháp Thiên Vương Tiều Cái – trại chủ đời thứ hai (sau Vương Luân) – người đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng xây dựng thế lực nghĩa quân Lương Sơn Bạc là ứng với ngôi sao nào.
  • Cái chết của trại chủ Tiều Cái ở Lương Sơn trong tác phẩm Thủy Hử cho đến nay vẫn là sự kiện gây tranh cãi, bởi nếu Tiều Cái không chết, Tống Giang không thể dễ dàng lãnh đạo quân Lương Sơn quy hàng nhà Tống.
  • Ngô Dụng là một trong số hơn chục đầu lĩnh thuộc hàng “khai quốc công thần” của nghĩa quân Lương Sơn Bạc. Dĩ nhiên, ban đầu những người mà Ngô Dụng thân thiết nhất chính là Tiều Cái, Nguyễn thị tam Hùng, Lưu Đường và Công Tôn Thắng – nhóm cùng chàng ta cướp lễ vật Sinh Thần cương, sau có thể kể đến Lâm Xung.
  • Lương Sơn Bạc thực ra gồm nhiều nhóm đầu lĩnh mà quan hệ thân sơ hoàn toàn khác biệt. Thậm chí có những người dù tiếng là chung chí hướng “Thế thiên hành đạo” nhưng thực ra trong bụng lại vô cùng căm hận đối phương. Đọc kĩ và đọc sâu danh tác của Thi Nại Am chúng ta hoàn toàn có thể liệt kê ra ít nhất hai nhóm mà giữa họ tồn tại mối thù đến chết không quên.