Tiêu chết hàng loạt
-
Thời gian gần đây, cây tiêu chết đồng loạt khiến nông dân xã Ea Lai (huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk) khốn đốn, trắng tay vì không có thu hoạch.
-
Giá tiêu hôm nay 22/10 quay đầu giảm ở một số địa phương, giao dịch phổ biến từ 85.500 - 87.500 đồng/kg. Mặc dù giá tiêu giảm từ 500 - 1.000 đồng/kg, song so với cùng kỳ năm ngoái vẫn cao hơn 35.000 - 40.000 đồng/kg. Trong khi đó, tại Bình Phước, những hộ nông dân có tiêu chết được hỗ trợ hàng tỷ đồng.
-
Năm 2016, toàn tỉnh Bình Phước có 16.452 ha hồ tiêu. Đây cũng là thời điểm huy hoàng hồ tiêu được mệnh danh là vàng đen. Bất chấp khuyến cáo từ các nhà khoa học, người người, nhà nhà thi nhau trồng tiêu. Chỉ trong năm 2016, diện tích hồ tiêu tăng 726 ha, nâng tổng diện tích hồ tiêu cả tỉnh lên 17.178 ha. Giá hồ tiêu những năm gần đây liên tiếp giảm, nhiều nhà vườn không còn vốn để đầu tư phân bón, thuốc trị bệnh dẫn đến tiêu chết hàng loạt.
-
LTS: Tình trạng hồ tiêu chết như ngả rạ ở các tỉnh Tây Nguyên, điển hình là tỉnh Gia Lai, trong thời gian gần đây đang khiến những nông dân trồng tiêu “chết dần chết mòn” vì thua lỗ, vì nợ nần. Tác động “kép” do giá tiêu giảm sâu (hiện chỉ còn 45.000 đồng/kg) + tình trạng tiêu chết không chỉ làm nông dân khốn đốn, mà các “chủ nợ” là ngân hàng cũng lo ngay ngáy.
-
Ông Hà Ngọc Uyển – Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Gia Lai – cho rằng, nguyên nhân khiến cây hồ tiêu trên địa bàn chết nhiều là do cây già cỗi, dịch bệnh, cây trồng bị người dân thâm canh quá mức mà ít chú trọng phát triển bền vững.
-
Chỉ vài tháng nữa là đến vụ thu hoạch, nhưng hàng ngàn nông dân Tây Nguyên phải cay đắng nhìn vườn tiêu của mình chết trụi. Đây là hậu quả đã được báo trước của việc ồ ạt mở rộng diện tích tiêu.
-
Hôm nay 24/10, giá của 2 trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là cà phê và hồ tiêu không có biến động mạnh. Cụ thể, già cà phê hôm nay 24/10 giảm phiên thứ 3 liên tiếp từ đầu tuần, mức giảm nhẹ 100 đồng/kg. Trong khi đó giá tiêu tăng lên mức cao nhất là 58.000 đồng/kg tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
-
Hàng trăm hecta tiêu bị chết hoặc đang nhiễm bệnh ở mức không thể cứu vãn cùng rất nhiều diện tích khác bị nhiễm bệnh đang khiến hàng ngàn nông dân tại Đắk Song (Đắk Nông) đứng ngồi không yên. Nhiều người bỏ nhà cửa đi biệt xứ vì nợ nần.
-
Bão số 12 cuối năm 2017 làm cho hàng trăm héc ta tiêu ở các huyện Tây Hòa, Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) ngã đổ, đứt rễ, rụng trái non. Sau bão, mưa kéo dài làm cho vườn tiêu úng thủy, nông dân không đầu tư chăm sóc dẫn đến phát sinh sâu bệnh hại, rụng lá khô dần...
-
Chư Pưh và Chư Sê (Gia Lai) là 2 huyện từng được mệnh danh là "thủ phủ" hồ tiêu của Tây Nguyên, nhưng đến nay, "thủ phủ" tiêu chỉ còn lại những “nghĩa địa” tiêu xơ xác, trơ trọi. Những vườn tiêu bạt ngàn xanh tốt ngày nào, giờ chỉ còn là những dây tiêu khô queo, trắng trụ, còn chủ vườn phải đóng cửa đi làm ăn xa, kiếm tiền trả nợ.