Sở dĩ có tiếng tăm lên được ông nọ bà kia vì biết xun xoe, nịnh nọt vị quốc vương rất thích chơi chim, mà phải là giống chim sẻ của Trung Quốc, quyết định dùng chúng đi nịnh vị quốc vương. Nhưng theo tập quán, số 7 mới đẹp nhất, nếu tặng 6 con, quốc vương có lẽ không vui, thậm chí nổi giận chỉ thêm phần phiền phức, sẽ mất cơ hội cầu cạnh nhờ vả sau này. Nhưng chỉ có sáu con chim sẻ Trung Quốc, làm thế nào bây giờ! Học giả suy nghĩ hồi lâu, rồi ra chợ mua thêm một con chim sẻ bỏ vào cho đủ 7 để dâng lên quốc vương.
Quốc vương quả nhiên rất vui vẻ, lần lượt xem tỉ mỉ từng con, đột nhiên phát hiện một con chim sẻ không phải của Trung Quốc mà là hàng nội địa chất lượng cao lẫn vào. Quốc vương nổi trận lôi đình, quát học giả: “Phải chăng ông cậy học rộng biết nhiều mà làm chuyện gian lận, lừa dối ta?”.
Học giả nghe xong, biết đã xông vào họa lớn rồi, sợ phát run lên. Nhưng có trình độ học giả rồi, ông ta đã nghĩ ra được một lý do liền vội vàng xoa xoa hai tay: “Tâu bệ hạ, con sẻ trong nước nó làm nhiệm vụ phiên dịch ạ”.
Nói ông là một học giả quả thật không quá lời. Học vấn của ông chỉ là thứ học vấn xu nịnh, xun xoe, luôn suy nghĩ làm thế nào để lừa được loại người kém hiểu biết dốt nát để đem về cho mình tước lộc cao dày...
Quốc vương không phải là học giả nên không coi trọng trình bày khoa học và suy lý nghiêm ngặt, cái quốc vương thích là sự luồn cúi của thần dân, lòng trung thành và tính nhanh nhẹn của vị học giả. Quốc vương cười tít mắt với câu trả lời kể trên.
Cả triều đình nghe được chuyện chỉ biết “hảo lớ” và đồng thanh kết luận: “Đúng là vụng chèo khéo chống”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.