Tiêu thụ nhãn
-
Trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch, Hội Nông dân TP.Hà Nội đã tích cực đồng hành với người nông dân vượt qua khó khăn do dịch Covid-19. Cùng với hỗ trợ người dân trong khu vực phong tỏa, các cấp Hội Nông dân TP còn tích cực kết nối tiêu thụ nông sản giúp nông dân vượt qua đại dịch.
-
Campuchia đang tìm đường đưa 50.000 tấn nhãn vào Việt Nam tiêu thụ. 70% nhãn Pailin của Campuchia được xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua Thái Lan, 30% còn lại được tiêu thụ ở thị trường nội địa.
-
Trước tình hình tiêu thụ nông sản của người dân gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành chức năng các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang nỗ lực hỗ trợ người dân từ khâu thu hoạch đến tiêu thụ với sự vào cuộc của các tổ công tác đặc biệt.
-
Do dịch Covid-19 thương lái không thu mua, vùng tiêu thụ bị thu hẹp dẫn đến việc các vườn nhãn tại huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu) đang tồn đọng gần 1.400 tấn nhãn.
-
Cho thu hoạch từ ngày 20/8-25/9, sản lượng nhãn chín muộn của Hà Nội năm 2020 đạt 13.000 tấn, cao hơn năm ngoái. Do tác động của dịch Covid-19, đầu ra của nhãn chín muộn gặp nhiều khó khăn nên Hà Nội xác định, thị trường nội địa vẫn là trọng tâm.
-
Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, hệ quả là giá nhãn và giá thanh long đang chung cảnh giảm sâu tận đáy. Nhiều gia đình sau khi thu hoạch phải bán đổ bán tháo với giá rẻ, lỗ nặng.
-
Dịch Covid-19 vừa tái bùng phát tại một số địa phương đã làm thay đổi kế hoạch xúc tiến, tiêu thụ nhãn tỉnh Hưng Yên. Để mùa nhãn “được mùa, được giá”, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cùng các bộ, ngành đang tính toán đưa ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nhãn tươi và long nhãn sang thị trường Trung Quốc thông qua các đầu cầu trực tuyến.
-
Sáng nay (25/7), tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ xuất khẩu sản phẩm nhãn Sơn La năm 2020. Theo đó, một lô nhãn gần 30 tấn đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
-
Được coi là “thủ phủ” nhãn của tỉnh Sơn La, những năm gần đây, huyện Sông Mã đã liên tục đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ nhãn cả trong nước và xuất khẩu. Nhờ đó đã có hàng nghìn tấn nhãn ngon của huyện “bay” đi Úc, Trung Quốc…
-
Với tổng diện tích trồng nhãn 6.730ha, chiếm gần 1 nửa toàn tỉnh, Sông Mã đang là "thủ phủ" nhãn của Sơn La. Những năm gần đây, nhờ tích cực sản xuất nhãn theo quy trình VietGAP, tham gia HTX, liên kết với doanh nghiệp mà sản phẩm nhãn Sông Mã được khắp nơi biết tới. Hiện, giá nhãn đầu vụ ở Sông Mã đang ở mức cao, đạt 40.000-50.000 đồng/kg.