Tín dụng bất động sản

  • Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định mức “trần” để các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng 40% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn (kể từ 1.1.2019) khiến các doanh nghiệp (DN) bất động sản buộc phải tìm tới các kênh huy động vốn khác (từ thị trường chứng khoán, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), hay trái phiếu doanh nghiệp…).
  • Năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục siết chặt dòng vốn cấp vào thị trường bất động sản (BĐS), thêm vào đó, phía các Ngân hàng Thương mại (NHTM) sẽ chịu áp lực các vấn đề về quản trị rủi ro sẽ hướng theo chuẩn mực của thế giới (Basel II) nên các doanh nghiệp BĐS sẽ càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn.
  • Báo cáo với Quốc hội, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, cho biết tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm gần 10%, mặt bằng lãi suất thấp, tín dụng đổ vào lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, Thống đốc cũng lo ngại ngân hàng có thể gặp rủi ro dài hạn do việc thu hồi vốn vay với các dự án BOT, BT giao thông gặp khó khăn.
  • Với tổng dư nợ của toàn nền kinh tế khoảng 6,8 triệu tỷ đồng, thì cho vay bất động sản ước đạt khoảng 20% tổng dư nợ. Theo tính toán, với 20% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tương đương khoảng 1,36 triệu tỷ đồng được các ngân hàng đổ vào bất động sản.
  • Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 19/2017/TT-NHNN cho phép các ngân hàng được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa theo lộ trình: Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018 là 45% và từ ngày 01/01/2019 là 40%.
  • Những năm gần đây HDBank đã tích cực đẩy mạnh tín dụng trong lĩnh vực bất động sản và trở thành người “đỡ đầu” tài chính cho hàng loạt dự án bất động sản đình đám trong Nam ngoài Bắc.