Tín dụng
-
Theo nguồn tin từ VCBS, Ngân hàng Nhà nước đã nới room tín dụng lên mức 18 – 22% cho một số ngân hàng như: Techcombank, VPBank, TPBank, VIB, HDBank,... Có ý kiến cho rằng, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp từ nay đến cuối năm sẽ khó tăng, thậm chí giảm. Vì vậy, sẽ có những ngân hàng không dùng hết phần room tín dụng được nới thêm.
-
Ngân hàng kỳ vọng sẽ đưa thêm được nhiều vốn ra nền kinh tế, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng phục hồi. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng nên tăng theo sức hấp thụ vốn của nền kinh tế chứ không nên cố gượng ép.
-
Cỗ máy tăng trưởng của Việt Nam được ví như "cỗ xe tam mã", gồm 3 cấu phần quan trọng nhất, đó là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Để kinh tế phát triển thì phải có chính sách thúc đẩy “cỗ xe tam mã” chạy tốt. Tín dụng là một lực đẩy quan trọng.
-
Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ có các giải pháp tiền tệ mạnh hơn như tái cấp vốn cho những dự án, công trình có tác động lan tỏa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm.
-
Mặc dù tín dụng chung của toàn ngành tăng trưởng chậm, trên thị trường vẫn có các ngân hàng giữ được nhịp tăng trưởng khả quan. Thậm chí, một số ngân hàng đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng lên tới trên 20% trong năm 2020 này.
-
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ xem xét nâng room tín dụng cho một số ngân hàng nếu đáp ứng được một số điều kiện như đảm bảo được "sức khỏe" tài chính, đưa tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ…
-
Trong 5 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng liên tục trồi sụt, thậm chí có thời điểm rơi vào trạng thái tăng trưởng âm. Tuy nhiên, tín dụng được dự báo sẽ “bức tốc” kể từ cuối quý II này.
-
Tín dụng tăng trưởng chậm so với cùng kỳ năm 2019. Thậm chí, trong nửa đầu tháng 5/2020, tín dụng đã giảm 0,22%. Điều này khiến cho không ít ngân hàng rơi vào tình trạng “ế tiền”, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Trong bối cảnh hiện nay cũng có ý kiến cho rằng, thời điểm này phải thay đổi tư duy cấp tín dụng?
-
Hiện tại các ngân hàng đã chủ động thực hiện giảm lãi vay và hỗ trợ khách hàng, song việc triển khai còn gặp một số vướng mắc. Bổ sung các khoản cho vay sau 23/1 nhưng đến hạn trong thời gian dịch Covid-19 tác động, vào danh sách được cơ cấu nợ, giãn nợ là một trong những kiến nghị được các ngân hàng thương mại đề cập.
-
Các doanh nghiệp (DN) đề nghị với Ngân hàng Nhà nước "rà soát các văn bản hiện còn gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc triển khai các gói hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi Covid-19 để DN tiếp cận nguồn vốn được thuận lợi, tạo điều kiện cho DN thúc đẩy, tái khởi động sản xuất kinh doanh phục hồi sau dịch.