Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 7/11, thông tin từ Công an tỉnh Hậu Giang cho biết, vừa bắt quả tang 4 đối tượng có hành vi lừa bán thiên thạch với số tiền 19 tỷ đồng.
4 đối tượng nói trên gồm: Trần Anh Thiện (SN 1968; tỉnh Khánh Hòa), Nguyễn Văn Tâm (SN 1974, TP.Cần Thơ), Nguyễn Văn Đức (SN 1985, TP.Cần Thơ) và Lê Thanh Phong (SN 1997, tỉnh Kiên Giang).
Trước đó, khoảng 10h ngày 5/11, tại một quán cà phê trên địa bàn phường 3, TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, lực lượng Công an tỉnh Hậu Giang bắt quả tang Thiện, Tâm, Đức và Phong đang viết giấy cam kết bán thiên thạch với số tiền 19 tỷ đồng với một người phụ nữ đến từ Hà Nội.
Khai với cơ quan công an, bước đầu các đối tượng khai nhận, biết bị hại đang tìm mua thiên thạch nên đưa ra thông tin gian dối là có thiên thạch cần bán.
Để người mua tin tưởng, các đối tượng hẹn gặp tại địa điểm trên để làm cam kết và hẹn hai bên sẽ thực hiện giao dịch vào ngày 6/11 tại TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Khi giao dịch, nếu bên bán không có thiên thạch hoặc có nhưng không đảm bảo chất lượng thì sẽ trả cho bên mua số tiền 1 tỷ đồng, ngược lại nếu người mua không nhận hàng hoặc không trả đủ tiền thì mất 200 triệu đồng.
Qua đấu tranh, cơ quan công an xác định nhóm đối tượng này sử dụng tên giả khi liên lạc và viết cam kết với bị hại. Đồng thời, có dấu hiệu liên quan đến việc lừa bán thiên thạch ở một số địa bàn khác, cũng với thủ đoạn như tương tự.
Công an tỉnh Hậu Giang đã ra quyết định tạm giữ hình sự Thiện, Tâm, Đức và Phong để điều tra làm rõ hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Ngày 7/11, thông tin từ Công an tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị vừa khởi tố 43 bị can, thu giữ 532 khẩu súng các loại, 36.824 viên đạn, 211 gram ma túy của đường dây buôn bán vũ khí xuyên quốc gia.
Trên địa bàn Hà Tĩnh, từ đầu năm 2023 đến nay, đã xảy ra 5 vụ các đối tượng sử dụng súng gây ra các vụ cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản; phát hiện 9 đối tượng có hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Quá trình điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã xác định được đường dây buôn bán vũ khí hoạt động rất tinh vi, có sự tham gia của nhiều đối mua bán vũ khí ở nước ngoài, sẵn sàng chống trả và bỏ trốn sang Campuchia, Lào, Trung Quốc.
Ban chuyên án xác định đường dây buôn bán vũ khí này do 6 đối tượng chính gồm: Vũ Anh Tú (SN 1993) và Vũ Tiến Phát (SN 1997), cùng trú tại xã Khánh Hội, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình; Mai Văn Đông (SN 1992, trú tại xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh); Lê Cương (SN 1998, trú tại ấp Long Đức 3, phường Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai); Nguyễn Thanh Tiên (SN 1993, trú tại phường Hiệp Lợi, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang); Trần Quốc Cường (SN 2001, trú tại phường 9, quận 11, TP.HCM); móc nối với nhau hình thành đường dây khép kín với mỗi đối tượng phụ trách các khâu khác nhau, lôi kéo thêm nhiều đối tượng tham gia.
Công an tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với lực lượng chức năng liên quan tiến hành giữ khẩn cấp, triệu tập, khám xét khẩn cấp đối với 45 đối tượng ở nhiều tỉnh, thành khác nhau như: Hà Tĩnh, Ninh Bình, TP.HCM, Tây Ninh, Đồng Nai, Hậu Giang, Bắc Giang...
Trong số các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây này có 11 đối tượng có tiền án, tiền sự và nhiều đối tượng có hành vi mua bán, sử dụng ma túy, đối tượng hình sự cộm cán, có những đối tượng có đến 10 tiền án.
Quá trình điều tra mở rộng, ngoài việc thu giữ 532 khẩu súng các loại, 36.824 viên đạn, Phòng Cảnh sát hình sự còn thu giữ 211,11 gram ma túy, 2 quả lựu đạn từ các đối tượng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố 43 bị can về các tội danh: Chế tạo, Tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng; Tàng trữ trái phép chất ma túy; đồng thời, tiếp tục điều tra mở rộng, xử lý nghiêm các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Chiều 7/11, Hội đồng xét xử chuyển sang phần xét hỏi đối với bà Trương Mỹ Lan, đại diện Ngân hàng SCB, nhằm giải quyết các nội dung kháng cáo liên quan đến trách nhiệm dân sự trong vụ án.
Tại tòa, bà Trương Mỹ Lan đã đề nghị được hoàn trả số tiền 5.000 tỷ đồng mà bà đã góp vào Ngân hàng SCB để tăng vốn điều lệ. Bên cạnh đó, bà Lan cũng đề nghị được trả lại quyền sở hữu đối với một số tài sản nhà đất mà bà cho rằng thuộc quyền sở hữu của gia đình hoặc cá nhân khác chứ không phải của bà.
Cụ thể, bà Lan xin nhận lại các tài sản bao gồm nhà cổ số 110 Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM) do mẹ bà mua cho con gái bà Lan, các nhà đất tại 78 Nguyễn Huệ, 19-25 Nguyễn Huệ và 24 Lê Lợi (quận 1, TP.HCM), cùng một số tài sản khác thuộc sở hữu người thân bà. Riêng với nhà đất số 193 Trần Hưng Đạo, là trụ sở Công ty Vạn Thịnh Phát, bà Lan cũng đề nghị tòa xem xét để hoàn lại.
Về vấn đề tăng vốn điều lệ, đại diện SCB cho biết đã hoàn tất thủ tục pháp lý vào năm 2021, nhưng việc tăng vốn điều lệ chưa có giấy chứng nhận chính thức, trong khi số tiền góp đã được hòa vào dòng tiền hoạt động của ngân hàng.
Về phía SCB, ngân hàng này đã gửi kháng cáo 5 nội dung chính, bao gồm yêu cầu bồi thường thiệt hại lãi suất, việc xử lý các tài sản thế chấp, chấm dứt kê biên một số tài sản và đảm bảo quyền của SCB trong xử lý các tài sản này. SCB cũng đề nghị được giao quyền xử lý dự án 6A để khắc phục hậu quả.
Trong quá trình trả lời thẩm vấn, đại diện SCB cho biết trong 1.121 mã tài sản mà tòa sơ thẩm giao SCB xử lý, một số mã tài sản bị chồng lấn với tài sản mà tòa tuyên trả lại cho các cá nhân khác, như Công ty Phương Trang. SCB cũng nêu lo ngại rằng trong trường hợp tài sản của bà Trương Mỹ Lan không đủ bồi thường 673.000 tỷ đồng, cơ quan thi hành án có thể sẽ cấn trừ vào số tài sản thế chấp.
Khi chủ tọa phiên tòa đặt câu hỏi liệu yêu cầu này có dẫn đến việc bà Lan phải bồi thường hai lần hay không, đại diện SCB phủ nhận nhưng vẫn bảo lưu quan điểm kháng cáo.
Về kháng cáo yêu cầu tính lãi suất, bà Lan không đồng ý và cho rằng điều này không đúng quy định pháp luật. Bà cũng giải thích thêm về các khoản vay cá nhân liên quan đến các công ty Hồng Phát, T&H Hạ Long, và Phương Trang, khẳng định rằng tài sản mà các công ty này thế chấp thực chất là vay từ cá nhân bà để hỗ trợ SCB trong quá trình tái cơ cấu.
Bà Lan khẳng định đã đóng góp nhiều cho SCB và phủ nhận cáo buộc chiếm đoạt tài sản. "SCB không có quyền nói rằng tôi chiếm đoạt. Số tiền đó tôi đã đưa vào SCB", bà Lan nhấn mạnh trước tòa.
Cũng tại phiên tòa, chủ tọa cho biết bị cáo Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch HĐQT Công ty Capella, đã xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe. Ông Trí đã nộp khắc phục thêm 189 tỷ đồng, nâng tổng số tiền khắc phục lên 1.000 tỷ đồng. Luật sư của ông Trí cho biết ông đã nộp tiền án phí.
Trước đó, ông Trí bị tai nạn chấn thương nên sức khỏe hạn chế. Ông Trí bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 8 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Hội đồng xét xử cho biết việc vắng mặt ông Trí không làm ảnh hưởng đến quá trình xét xử.
Các thông tin về trùm giang hồ "Bình Kiểm" (tức Phạm Đức Bình, SN 1970, quê Móng Cái, Quảng Ninh) được Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an nắm từ tháng 4/2024. Khi đó, "Bình Kiểm" mới ra tù nhưng có dấu hiệu hoạt động tội phạm trở lại.
Đây là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Cảnh sát đánh giá: "Bình có bản tính lì lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước".
Trước năm 1991, lợi dụng khi còn là quân nhân Tiểu đoàn kiểm soát quân sự TP.HCM, Bình nhiều lần mua bán, chiếm đoạt vũ khí của đơn vị. Xuất ngũ, đối tượng này cầm đầu băng nhóm gồm các đối tượng gốc Bắc chuyên bảo kê, tranh giành địa bàn, cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê, đâm thuê chém mướn, mở sòng bạc, vũ trường tại TP.HCM.
Năm 1996, sau khi bị bắt đi lao động cải tạo tại trại Tống Lê Chân (Bình Phước), Bình trốn khỏi nơi giam giữ, tiếp tục hoạt động tổ chức đánh bạc đến năm 1998 mới bị bắt theo lệnh truy nã và bị TAND quận 10 (TP.HCM) phạt 12 tháng tù giam về các tội "Đánh bạc; Trốn khỏi nơi giam giữ".
Sau khi ra tù, Bình tiếp tục chỉ đạo, điều hành hoạt động cho vay lãi nặng, tranh giành địa bàn, gây ra nhiều vụ đâm chém nên bị phạt lao động cải tạo tại Trung tâm lao động cải tạo Huy Khiêm (Bình Thuận). Tại đây, Bình tiếp tục tụ tập, lôi kéo đàn em hình thành băng nhóm, thường xuyên đánh nhau với các băng nhóm, đối tượng khác có mâu thuẫn.
Ngay sau khi ra trại, Bình tiếp tục đánh anh rể thương tích 12%, nhưng bỏ trốn trước khi TAND thị xã Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) xét xử. Năm 2003, đối tượng bị bắt đi thi hành án 12 tháng tù về tội "Cố ý gây thương tích".
Ra tù năm 2004, Bình tiếp tục mua súng AK, súng ngắn cùng hàng trăm viên đạn, lựu đạn rồi lên kế hoạch và tổ chức bắt cóc con trai của đại gia Trầm Bê nhằm đòi 10 triệu USD tiền chuộc. Do vậy, năm 2010, TAND TP.HCM phạt Bình 30 năm tù về các tội "Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng".
Thời điểm 2024, khi "Bình Kiểm" ra tù, trinh sát Phòng Trọng án, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) đã chủ động nắm, thu thập thông tin, dựng mối quan hệ của đối tượng và phát hiện người này có biểu hiện rủ rê, lôi kéo, tụ tập "đàn em" móc nối với các bạn tù và đối tượng hình sự để hình thành băng nhóm.
Bình bàn bạc với đồng bọn lên kế hoạch góp tiền để mua vũ khí và tổ chức sự kiện mời một số người mẫu, ca sĩ nổi tiếng tham gia, sau đó sẽ bắt cóc, sử dụng vũ khí đe doạ, cưỡng ép quan hệ tình dục và quay clip chuyển cho đồng bọn tại Mỹ để phát tán trên các trang website khiêu dâm nhằm kiếm tiền.
Các đối tượng đã tiến hành gặp gỡ kêu gọi góp tiền đầu tư, phân công nhiệm vụ cho các đối tượng, dự kiến thời gian, địa điểm thực hiện. Ngoài ra, nhóm này còn mua súng, đạn từ nước ngoài chuyển về Việt Nam.
Căn cứ vào kết quả công tác xác minh, Cục Cảnh sát hình sự đã phối với Cơ quan đại diện Bộ Công an Việt Nam tại Lào, các đơn vị nghiệp vụ và công an một số tỉnh, thành nhằm đồng loạt phá án tại Việt Nam và Lào.
Tại Việt Nam, cảnh sát khởi tố vụ án về các hành vi "Chế tạo, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc và đánh bạc, không tố giác tội phạm; Tàng trữ trái phép chất ma tuý", khởi tố 16 bị can, đứng đầu là "Bình Kiểm".
Tại Lào, công an sở tại đã bắt giữ, khởi tố bị can với đối tượng tên "Tun" (SN 1972, người Lào gốc Việt) - đối tượng hình sự cộm cán, có nhiều mối quan hệ phức tạp và liên quan đến nhiều hành vi vi phạm pháp luật tại Lào. "Tun" bị bắt vì hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
Tang vật thu giữ trong vụ án là 3 súng AK, 8 khẩu súng ngắn quân dụng các loại, trên 1.400 viên đạn, 5 hộp tiếp đạn, 5 áo giáp chống đạn, 0,4557 gram ma tuý và nhiều đồ vật, tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang đề nghị truy tố 17 bị can trong vụ án liên quan dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết. Theo kết luận điều tra mà đơn vị này mới ban hành, trong quá trình điều tra vụ án, Cơ quan điều tra đã ra lệnh kê biên nhiều tài sản, diện tích đất của các bị can để đảm bảo khắc phục hậu quả trong vụ án.
Trong số 17 bị can, bị can Đỗ Ngọc Điệp – cựu Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, nguyên thành viên Hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh Bình Thuận, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra kê biên 9 thửa đất và tài sản gắn liền với đất.
Theo tài liệu, cả 9 thửa đất này đều nằm ở thôn Tiến Phú (xã Tiến Lợi, TP.Phan Thiết), có tổng diện tích là 4.230m2.
Về nội dung vụ án, theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Đỗ Ngọc Điệp trên cương vị là Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết, được Lê Tiến Phương – cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phân công làm Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tỷ lệ 1/500 và thành viên Hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh Bình Thuận.
Điệp là người có trình độ, năng lực, kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế, đất đai, đầu tư, quy hoạch - xây dựng, thẩm định, phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất.
Trên cương vị là thành viên Hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh Bình Thuận, khi nhận được phương án giá đất tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết do Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Đỗ Ngọc Điệp cùng với các thành viên Hội đồng thẩm định giá đất tham dự đầy đủ các cuộc họp do Nguyễn Văn Phong - Phó Giám đốc Sở Tài chính, Thường trực Hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh chủ trì để thẩm định giá đất tại dự án về 3 nội dung:
Thẩm định việc áp dụng nguyên tắc xác định giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Luật Đất đai trong xây dựng phương án giá đất; Thẩm định việc áp dụng các phương pháp xác định giá đất theo quy định; thẩm định tính trung thực, khách quan của các thông tin, số liệu về thửa đất, giá đất thị trường đưa vào tính toán trong xây dựng phương án giá đất".
Để sau đó Nguyễn Văn Phong, Hồ Lâm - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Xà Dương Thắng - Giám đốc Sở Xây dựng cùng ký Văn bản số 4971/LS- TNMT-XD-HĐGĐ ngày 8/10/2015 tham mưu cho Lê Tiến Phương ký ban hành Văn bản số 3601/UBND-ĐTQH ngày 13/10/2015, xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận về phương án giá đất dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, với giá 2.577.000 đồng/m2 trái quy định pháp luật.
Cơ quan điều tra nêu rõ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Thuận đã ban hành Kết luận số 01-KL/TU ngày 2/11/2015, yêu cầu UBND tỉnh này cần lưu ý chỉ đạo các nội dung:
"Xác định rõ thời gian thực hiện dự án để tính toán số năm được chiết khấu theo phương pháp thặng dư cho đúng quy định của pháp luật, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, cộng đồng xã hội và nhà đầu tư; Tính toán tỷ lệ đất được bán hàng năm đảm bảo thực tế; cần tách riêng đất xây nhà cao tầng với các loại đất khác để tính giá và xác định suất đầu tư kết cấu hạ tầng khu đô thị du lịch biển phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội địa phương".
Sau đó UBND tỉnh Bình Thuận có Công văn số 3995/UBND- ĐTQG ngày 4/11/2015, chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng các sở, ngành liên quan và đơn vị tư vấn chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, số liệu, phương án giá đất trình thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật, yêu cầu đảm bảo 3 nội dung lưu ý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và chỉ đạo Thường trực Hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh chủ trì nghiên cứu, rà soát thật kỹ các quy định hiện hành của nhà nước về giá đất để tổ chức thẩm định, đảm bảo chặt chẽ, hợp lý các khâu, các bước trong quá trình xác định giá đất đối với dự án.
Biết đơn vị tư vấn, Sở Tài nguyên và Môi trường không thực hiện chỉ đạo của an Thường vụ Tỉnh ủy, vẫn dự thảo phương án giá đất tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết với giá 2,577 triệu đồng/m2, Sở Tài nguyên và Môi trường giải trình và kiến nghị Hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh thẩm định phương án giá đất Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, với giá 2,577 triệu đồng/m2, bằng với giá đất đã xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Thuận, trái quy định pháp luật và kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, nhưng Điệp vẫn cùng các thành viên Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh thống nhất phương án giá đất tại dự án với giá 2,577 triệu đồng/m2 tại cuộc họp ngày 19/11/2015.
Sau đó để Nguyễn Văn Phong ký Công văn số 5764/CV-HĐTĐ, thống nhất phương án giá đất Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết do Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị, với giá 2,577 triệu đồng đồng/m2, làm căn cứ cho Hồ Lâm – cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký tờ trình ngày 20/11/2015, đề xuất Lê Tiến Phương ký ban hành Quyết định số 3371/QĐ-UBND ngày 25/11/2015, phê duyệt giá tại Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết với giá 2,577 triệu đồng/m2, trái quy định tại khoản 3, Điều 108 Luật đất đai năm 2013; khoản 4, Điều 4 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ; điểm b, khoản 1, Điều 3 và khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 6 Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gây thiệt hại 308.865.577.500 đồng cho ngân sách Nhà nước.
Cơ quan điều tra cáo buộc, hành vi của Đỗ Ngọc Điệp đủ yếu tố cấu thành tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự với vai trò đồng phạm giúp sức.
Trong quá trình điều tra, Đỗ Ngọc Điệp thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội, không có tài liệu về động cơ vụ lợi của Đỗ Ngọc Điệp.
9 thửa đất và tài sản gắn liền với đất của Đỗ Ngọc Điệp bị kê biên gồm:
(1) 1030,0 m2 nhà, đất tại thôn Tiến Phú, xã Tiến Lợi;
(2) 1024,0 m2 nhà, đất tại thôn Tiến Phú, xã Tiến Lợi;
(3) 432,0 m2 đất tại thôn Tiến Phú, xã Tiến Lợi;
(4) 656 m2 đất tại thôn Tiến Phú, xã Tiến Lợi;
(5) 528,0 m2 đất tại thôn Tiến Phú, xã Tiến Lợi;
(6) 224 m2 đất tại thôn Tiến Phú, xã Tiến Lợi;
(7) 176m2 tại thôn Tiến Phú, xã Tiến Lợi;
(8) 80 m2 đất tại thôn Tiến Phú, xã Tiến Lợi;
(9) 80m2 đất tại thôn Tiến Phú, xã Tiến Lợi, theo Lệnh kê biên số 1806/LKB-VPCQCSĐT ngày 18/9/2024 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Người bị kê biên nhiều thửa đất và tài sản trên đất nhất là Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch Hội đồng quản trị, đại diện pháp luật Công ty cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam.
Thọ bị kê biên 10 thửa đất, tổng diện tích hơn 5,4 nghìn m2 ở các tỉnh Long An (8 thửa đất ở huyện Cần Đước), TP.HCM (2 thửa).
Với cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương, ông này bị kê biên 5 thửa đất, tổng diện tích các thửa là 5796,1m2.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.