Tỉnh An Giang

  • Năm 2017 anh Trương Văn Tài, ngụ ấp Hòa Lợi 3, xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đã mạnh dạn đầu tư mua 80 gốc na Hoàng Hậu ( mãng cầu Thái) từ tỉnh Bến Tre về trồng trên 2.000m2 đất của gia đình. Đến tháng 9/2018, anh Tài bắt đầu cho thu hoạch trái vụ đầu, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho gia đình.
  • Những năm gần đây, phong trào nuôi lươn không bùn ngày càng được nông dân xã Vĩnh Bình (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) chọn làm mô hình kinh tế quan trọng của gia đình. Bởi, chi phí đầu tư thấp, dễ chăm sóc, mà lại cho lợi nhuận cao, nhất là giá thị trường ổn định.
  • Thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi bò vỗ béo, bò giống, bò thịt ở xã An Thạnh Trung, thị trấn Mỹ Luông (huyện Chợ Mới), xã Long An, Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu), tỉnh An Giang lo lắng vì bò trong chuồng chết đột ngột.
  • Thiên Cấm Sơn một sáng mù sương, tiết trời se sắt lạnh, Châu Pha (25 tuổi, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) lận con ná thun sau lưng thủng thẳng đi vào rừng bắt đầu cho một ngày săn bò sát "thần dược". Từ ngày tắc kè bay được dân tình tôn là "thần dược" phòng the, giá mặt hàng này tăng vù vù. Châu Pha bỏ việc chạy xe ôm, chuyển hẳn sang nghề săn tắc kè bay.
  • Tận dụng diện tích bờ đê gia đình ông Võ Văn Chiến, ngụ Bình Phú 2, xã Phú Bình, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) để trồng bông điên điển giống của Đài Loan, với diện tích trên 300m2, mỗi ngày gia đình ông Chiến thu hoạch trên 20kg bông điên điển với giá bán từ 20 -25 nghìn đồng/kg, đem lại cho gia đình ông Chiến thu nhập trên 400 nghìn đồng/ngày.
  • Nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với các loại trái cây đặc trưng, nông sản sạch của người dân thành thị, nhiều hộ dân vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) đã nhạy bén mở hướng đi mới nhằm đưa các mặt hàng này xuống phố thị, góp phần nâng cao thu nhập, đồng thời giới thiệu “đặc sản” xứ núi đến đông đảo người tiêu dùng.
  • Mặc dù bị khiếm khuyết 1 chân, di chuyển khó khăn nhưng nông dân Lê Văn Sậm (ấp Mỹ Thiện, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) luôn chí thú làm ăn và không ngừng học hỏi, tìm kiếm các mô hình sản xuất mới. Những năm gần đây, ông Sậm bắt đầu chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng mít Thái siêu sớm và mô hình đã mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông.
  • Trên đỉnh núi Cấm (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) trong nhiều năm qua xuất hiện một cái chợ “độc nhất vô nhị”, mà người dân gọi vui là chợ "chồm hổm” hay "chợ Mây núi Cấm", bởi chỉ họp chợ hơn một giờ đồng hồ…
  • Những bô lão 90 tuổi, hay 100 tuổi, ở vùng này chẳng hiếm gặp, bởi toàn xã dân số chỉ có 7.000 hộ nhưng đã có hơn 1.000 cụ trong độ tuổi từ 70 đến 100. Hầu hết các cụ vẫn minh mẫn, sống khỏe và yêu đời cùng con cháu. Đó chính là lý do Nhơn Mỹ (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) được gọi là làng trường thọ ở miền Tây.
  • Do không có đất chăn nuôi nên ông Nguyễn Văn Phước ở xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang tận dụng không gian nhà ở để chăn nuôi. Con vật mà ông Phước chọn nuôi là con trăn. Tuy là con vật hung dữ nhưng việc nuôi trăn trong nhà của người đàn ông này hơn 6 năm qua xem ra rất an toàn vì ông biết cách thuần dưỡng để con vật trở nên thân thiện với con người mà còn đẻ ra tiền.